ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những câu chuyện của tranh
Wednesday, April 14, 2010 9:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong thế giới sưu tập, có lẽ mảng sưu tập tranh là có nhiều giai thoại và những câu chuyện kỳ thú nhất.

Trước hết, phải nói giá trị của tranh và thị trường tranh đi những bước từ sơ khai đến hình thành, định vị đẳng cấp và ra nước ngoài. Vì không có sẵn quy chuẩn khoa học cũng như chưa bao giờ được đào tạo thành một nhà sưu tập tranh chuyên nghiệp nên nhìn chung những tên tuổi trong làng sưu tập tranh hôm nay là tự phát. Đó cũng là bước lúng túng khi muốn bước vào sân chơi quốc tế.

Phác họa một chân dung sưu tập tranh Việt

Cách đây không lâu, nhà sưu tập Bùi Quốc Chí, hiện là giám đốc gallery Đức Minh trên đường Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM cho biết anh có kế hoạch làm thủ tục để có thể “nâng cấp” bộ sưu tập tranh của mình lên thành một “bảo tàng tranh”. Đây là một ý tưởng tuy mới mẻ nhưng hết sức cần thiết. Bởi vì hiện nay chuyên ngạch bảo tàng thường do nhà nước quản lý chứ chưa được là tư nhân. Tuy nhiên, trong tầm mức phát triển nhanh cũng như đặt lại những góc nhìn về văn hóa và giá trị thì trong thời gian qua có những bộ sưu tập cá nhân đã chứng minh được “đẳng cấp giá trị” của nó.

Những câu chuyện của tranh - Tin180.com (Ảnh 1)


Ông Đức Minh (đứng) cùng với các họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Bá Đạm, Bùi Xuân Phái và Dương Bích Liên (từ trái sang) – Ảnh chụp lại từ gallery Đức Minh

Gallery Đức Minh hiện nay có rất nhiều ưu điểm, trước hết từ sự khởi đầu “cha truyền con nối” là nhà sưu tập Đức Minh tên tuổi. Ông tên thật Bùi Đình Thản, nổi tiếng là một Mạnh thường quân của giới văn nghệ sĩ Hà Nội từ những năm 1950. Tuy là một thương gia thành đạt nhưng ông không bị khô héo vì thương trường mà luôn giữ được lửa trong tim và một tâm hồn nghệ sĩ. Hàng loạt văn nghệ sĩ, đặc biệt là các họa sĩ tên tuổi như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên…là những người bạn thân của ông. Qua lại giữa các mối tương giao, các họa sĩ đã bán tranh hoặc tặng tranh cho ông. Và ông cũng thường hiện diện giữa đời sống giúp đỡ họ lúc này lúc khác.

Những câu chuyện của tranh - Tin180.com (Ảnh 2)Lưu lại cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của các họa sĩ là công việc nên làm và đáng làm cho hậu thế
Những câu chuyện của tranh - Tin180.com (Ảnh 3)

Anh Chí kể về cha mình: “Cha tôi thường nói rằng nghề thì có thể gia truyền còn nghiệp thì không thể truyền đạt. Mà nghệ thuật đã không thích, không mê, hay sưu tập đã không yêu không ham thì có xẻ đầu ra nhét vào cũng chẳng có ý nghĩa gì!”. Anh Chí cũng như cha mình “ngộ ra rằng nghệ thuật là cái duyên và cái nghiệp tự đến với mỗi người”.

Ông Đức Minh có bảy người con đều là kỹ sư, giáo viên, bác sĩ…chỉ có một mình anh Chí đi theo nghiệp cha. Âu cũng là mệnh. Thống kê toàn bộ bộ sưu tập của cha mình, anh Chí cho biết những bức tranh quan trọng nhất của các họa sĩ VN, kể cả từ lò đào tạo trường Mỹ thuật Đông Dương đều có hay đã từng có ở đây. Ngay chính bảo tàng Mỹ thuật VN, vào những kỳ triển lãm quan trọng cũng phải mượn lại tranh các họa sĩ tên tuổi từ sưu tập cá nhân của ông Đức Minh. Ví như lần mượn bức tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng… Và lần nào cũng thế, để giao tranh ông yêu cầu phải có giấy xác nhận mượn của giám đốc bảo tàng hay thứ trưởng Bộ Văn hóa. Và những tư liệu quý hiếm có vẻ lạ đời về việc bảo tàng nhà nước đi mượn tranh từ sưu tập tư nhân đều được gia đình cất giữ cẩn thận, xem như một bước đi dài của các bước sưu tập và nghề sưu tập ở VN.

Bộ sưu tập Đức Minh còn trải qua những phiêu lưu gập ghềnh mà những câu chuyện hay về nó có thể dựng thành một bộ phim nghệ thuật sinh động. Đó là giai đoạn mà dân trong nghề gọi là “tranh Đức Minh vỡ tổ”. Chẳng là sau khi ông qua đời, tranh của Đức Minh được để lại cho các con. Nhiều người đã đem tranh bán ra ngoài mà không hiểu hết tính “toàn bích” của một bộ sưu tập. Rất may người con trai ông là nhà sưu tập Bùi Quốc Chí bây giờ đã sớm phát hiện ra điều đó và đã đứng ra mua lại. Tuy nhiên vì chậm trễ và vì không có khả năng mua lại tất cả, anh chỉ mua được những bức gọi là “xương sống” trong bộ sưu tập lớn của cha mình. Và cũng chỉ những chiếc “xương sống” này đủ để làm nền tảng cho một bảo tàng tư nhân về mỹ thuật mà anh tự tin rằng không bảo tàng hay bộ sưu tập nào có…

Từ tự phát đến chuyên nghiệp hóa

Gần đây trên thị trường mỹ thuật xuất hiện hàng loạt sách hệ thống tác giả – tác phẩm mỹ thuật như một tín hiệu mới đáng lưu ý. Một trong những tác giả có uy tín cũng xuất phát từ nghề tranh, chơi tranh, đó là nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn. Toàn bộ “sự nghiệp” tranh mà anh đang sở hữu, theo giới chuyên môn, trị giá không dưới 4 triệu USD. Nhưng đáng nói hơn là từ sự hiểu biết, kinh nghiệm sưu tập của mình, Trần Hậu Tuấn đang có hướng chuyển qua viết nghiên cứu. Đặc biệt là các vựng tập của các họa sĩ mà anh dày công sưu tập tranh họ hay có quá nhiều kỷ niệm, tư liệu về họ. Như với họa sĩ Bùi Xuân Phái, anh đã phối hợp cùng ông Bùi Thanh Phương, con trai họa sĩ, cho ra các cuốn Viết dưới ánh đèn dầu, các vựng tập Tranh Bùi Xuân Phái. Ngoài ra, anh còn viết hay chủ biên nhiều cuốn quan trọng như Hội họa Việt Nam đương đại, giới thiệu tranh các họa sĩ hiện đại Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Trung, Trần Lưu Hậu, Đỗ Hoàng Tường, Nguyễn Thanh Bình…và nhiều tác giả quan trọng khác.

Nhà sưu tập Lưu Quốc Bình thì đang toàn tâm toàn ý với những di cảo mà cha anh là họa sĩ Lưu Công Nhân để lại. Anh Bình đã hệ thống và công bố bước đầu 5 cuốn Tác phẩm Lưu Công Nhân. Việc hệ thống hóa, ghi chú, làm sáng rõ từng bức tranh, từng giai đoạn quan trọng trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của các họa sĩ là công việc nên làm và đáng làm cho hậu thế.

Thế giới ngầm của tranh Việt

Gần đây nhiều báo chí có phản ánh nạn tranh giả, tranh chép các kiệt tác hội họa, trong đó có không ít tác phẩm của các họa sĩ VN đã gây cơn sốt ngầm về một phía khác của tranh Việt. Ghi nhận đầu tiên của chúng tôi trước sự việc này cũng bắt đầu từ việc “vòng tròn khép kín” ít thông tin của các bộ tranh “đỉnh”, tranh “mét” của các nhà sưu tập cá nhân. Do sở hữu một số tranh quan trọng của các họa sĩ danh tiếng, có nhà sưu tập đã kinh doanh không lành mạnh bằng cách “phù phép” hoặc “nhân bản” các bức tranh giả “y như thật”. Thậm chí, để đảm bảo giá trị, nhiều nhà sưu tập còn “bạo phổi” viết luôn giấy chứng nhận là “tranh thật”, “tranh gốc” từ phía gallery danh tiếng của mình bán ra. Nhiều bức tranh giả đã được các nhà sưu tập nước ngoài mua với giá cao, cầm trên tay đầy đủ “lý lịch sáng tạo” cũng như “đảm bảo giá trị xác minh” nhưng khi mang ra đấu giá trên thị trường “sàn tranh Đông Nam Á” như Christie’s Hồng Kông, nhà đấu giá Borobudur… mới vỡ lẽ là tranh giả (!?) gây nhiều khiếu nại phiền toái.

Từ những sự việc đó tranh Việt đã bị đưa vào vòng “có vấn đề”, thật giả lẫn lộn nên “rớt giá thảm hại”, đang mất dần thị phần. Tranh Việt không còn thực sự thu hút các nhà đầu tư mỹ thuật thế giới nữa. Đây là sự việc đáng báo động bởi cuộc chơi lớn đòi hỏi sòng phẳng các giá trị cũng như đầy đủ quy ước luật pháp quốc tế.

Những câu chuyện của tranh - Tin180.com (Ảnh 4)
Hai Bà Trưng, tranh Bùi Xuân Phái

Những câu chuyện của tranh - Tin180.com (Ảnh 5)
Tết Mậu Dần, tranh Nguyễn Tư Nghiêm

Những câu chuyện của tranh - Tin180.com (Ảnh 6)
Bình văn, tranh Lê Huy Tiến

Những câu chuyện của tranh - Tin180.com (Ảnh 8)

Ông Đức Minh, tranh Bùi Xuân Phái

Cảnh Hưng- Đông Dương
Theo TNO

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.