ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Triển lãm: Động – tĩnh
Saturday, April 10, 2010 18:28
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Triển lãm: Động - tĩnh - Tin180.com (Ảnh 1)

Nguyễn Thanh Trúc

Triển lãm: Động - tĩnh - Tin180.com (Ảnh 2)

Chi tiết một tác phẩm của Nguyễn Thanh Trúc

Triển lãm: Động - tĩnh - Tin180.com (Ảnh 3)

Kết hợp điêu khắc với tranh vẽ

Triển lãm kéo dài một tháng (25.3 – 24.4) có tên Động/tĩnh của George Papadimas (Úc) và Nguyễn Thanh Trúc tại phòng tranh Quỳnh (65 Đề Thám, Q.1, TP.HCM) là một thể nghiệm tiền phong về sự kết hợp của điêu khắc với tranh vẽ, của yên lặng và diễn ngôn.

Thường các triển lãm đa thể loại ở Việt Nam ít khi có được sự kết hợp hài hoà, chúng hay chỏi nhau về mặt ý tưởng, sự bài trí. Triển lãm Động/tĩnh (một thể loại mười tác phẩm) đã khá ăn rơ với nhau trong việc bài trí và cách phô bày ý tưởng. Cái tên triển lãm cũng hoàn toàn tương hợp với tinh thần mà hai nghệ sĩ muốn gởi gắm.

Mới nhìn, tưởng những tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ George Papadimas đang đại diện cho động, vì đúng như lời giới thiệu, chúng “biến đổi, dịch chuyển và đảo lộn khi người xem di chuyển. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ từ các thuật toán, George sử dụng các con số như là một phương tiện để bắt đầu các tác phẩm hoàn chỉnh của mình. Bộ tác phẩm cụ thể này tập trung vào bản chất đối lập của các con số từ 0 đến 9, một chuỗi mười con số làm khởi nguồn cho tất cả các số khác. Anh bắt cặp mười con số này theo hệ thống: 0/9, 1/8, 2/7, 3/6 và 4/5, với 0/9 là cặp số đặc biệt mà trong đó cái không và cái có được đại diện. Tương tự quy luật bù trừ và đối lập của hai yếu tố âm và dương trong đạo Lão”. Tuy nhiên, khi chú tâm hơn thì những bức tranh gần như ở không gian “một chiều”, nằm sát trên các bức tường của Nguyễn Thanh Trúc lại không hề tĩnh.

Trong vai trò người giám tuyển cho triển lãm, nghệ sĩ Như Huy nhận định: “Nhìn từ xa, mười “bức tranh” của Nguyễn Thanh Trúc không khác gì mười phiên bản lặp lại của nhau, với toàn bộ các đường kẻ đứt rời đều như thể đang bị chụp bắt lại trong mười chuyển động hướng tâm cùng kiểu. Song khi tiến lại gần hơn, người xem sẽ thấy rằng, mỗi đường kẻ trong tổng thể đó đều chính là mỗi tham chiếu tinh vi để rồi toàn bộ tổng thể cùng nhau dựng nên một không gian tái trình hiện rộng lớn hơn về Việt Nam hiện tại”.

Với những ai ít quan tâm về ý tưởng của tác phẩm thì riêng việc Nguyễn Thanh Trúc kỳ công cắt từng rẻo giấy báo rộng khoảng 1cm, dài thì ngẫu nhiên, để dán lên toan một cách chi tiết, cẩn trọng cũng đủ thu hút. Nếu chú tâm đọc lại tờ báo đã được nghệ sĩ “tái biên tập” với những thông tin ngẫu biến, sự liên tưởng xa, thì thật khó mà nắm bắt nội dung. Trong bối cảnh báo chí nhiều một cách nhiễu loạn như ngày nay, các “bức tranh báo” với bố cục ngay ngắn nhưng đang diễn tả sự phi lý của thông điệp, rõ ràng có ý châm biếm và khơi gợi liên tưởng. Càng khơi gợi hơn khi tất cả các tác phẩm của Nguyễn Thanh Trúc đều có tên là Trạm radio.

bài và ảnh Hiền Hoà
(Theo sgtt)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.