ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Làng nhiếp ảnh Lai Xá vẫn sống được với nghề
Saturday, May 22, 2010 9:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Xuôi theo quốc lộ 32 chừng hơn 15km, làng ảnh Lai Xá (xã Kim Chung – huyện Hoài Đức, Hà Nội) với trung tâm phố Lai đang từng ngày đô thị hóa. Từ phố Lai đi thêm một đoạn nữa vào làng, những đền đài, chùa chiền thơm lừng mùi hương.

Làng nhiếp ảnh Lai Xá vẫn sống được với nghề - Tin180.com (Ảnh 1)
Ông Đặng Văn Tích bên những bức ảnh của các nghệ sĩ làng Lai Xá. Ảnh: X.H

Sắp đến ngày giỗ ông tổ nghề chụp ảnh Nguyễn Đình Khánh mà người làng vẫn bảo vui là quốc tổ của nghề. Người làng Lai Xá hôm nay vẫn mang niềm tin, hy vọng khôi phục lại vị trí huy hoàng của nhiếp ảnh Lai Xá những năm 1940 – 1950.

Lịch sử một thương hiệu

Sử sách kể rằng năm 16 tuổi Nguyễn Đình Khánh được chú ruột đỡ đầu đưa ra hiệu ảnh Chu Dương (tại Hà Nội) của người Hoa học nghề. Thông minh, chịu khó, tự mày mò ham học hỏi, chỉ 2 năm sau ông đã mở được hiệu ảnh Khánh Ký ở phố Hàng Da (Hà Nội). Ông còn truyền nghề cho cả làng. Lai Xá trở thành làng nhiếp ảnh. Nguyễn Đình Khánh trở thành ông tổ của nghề. Khánh Ký trở thành một trong 4 danh nhân nhiếp ảnh có tên trong Bách khoa thư VN gồm: Đặng Huy Trứ, Khánh Ký, Võ An Ninh và Đinh Đăng Định.

Người làng Lai Xá vào những năm 1920 – 1935 có tới 18 hiệu ảnh lớn ở Hải Phòng, Hà Đông, Sơn Tây, Uông Bí, Sa Pa… Những năm 40 – 50 của thế kỷ trước là thời kỳ huy hoàng và đỉnh cao của làng nhiếp ảnh Lai Xá. Hà Nội có trên 40 hiệu ảnh thì người làng Lai Xá nắm 33 hiệu với những tên hiệu nổi nhất Hà Thành như Kim Lai, Mỹ Lai, Vạn Hoa, Thủ đô Ảnh viện, Central, Aubella, Duy Tân…

Vào Sài Gòn, người Lai Xá làm chủ 33 hiệu ảnh. Vươn ra vùng Đông Bắc (Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai…) cho đến Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Sài Gòn những năm đó, người ta thống kê được tới 80% tiệm ảnh của người Lai Xá. Hiệu ảnh do Khánh Ký mở ở đại lộ Malssherbe (Paris) làm ăn phát đạt. Bức ảnh ông chụp Tổng thống Pháp Raymond Poincaré trúng cử năm 1913 được đánh giá là đẹp nhất, được báo chí Pháp đăng tải đồng loạt và được tờ L’llus tration đưa lên trang bìa.

Câu lạc bộ của những người tâm huyết

Năm 2000, Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh của làng Lai Xá được thành lập với lịch sinh hoạt một tháng một lần vào chủ nhật tuần đầu, trao đổi nghiệp vụ, mời chuyên gia, nghệ sĩ nhiếp ảnh đến trao đổi kinh nghiệm chụp ảnh…

Ông Nguyễn Văn Thắng – Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh, làng Lai Xá – tâm sự: “Trước đây, vào những năm 1954 – 1956, chúng tôi – những người làm ảnh được tập trung vào hợp tác xã – có cách quản lý rõ ràng. Nghề ảnh của làng suy thoái vào những năm 1980 – 1990, lớp thợ già ít đi, những người trẻ thì không còn mặn mà. Có một sự “hụt hẫng” trong lòng những người đam mê ảnh ở Lai Xá nhất là khi không có ai “đứng mũi chịu sào” vực nó dậy. Mạnh ai nấy làm, tự tìm cách kiếm sống”.

“Từ năm 2000 trở lại đây thì tốt rồi. CLB hoạt động đã khởi sắc. Nghề ảnh của làng giờ cũng đã “chuyển mình” rất nhiều. Chúng tôi có các lớp đào tạo ảnh mời các chuyên gia, những nhà nhiếp ảnh có tiếng về giảng dạy. Học viên ngày càng nhiều và có cả nữ giới. Dịch vụ chụp ảnh bây giờ cũng khác xưa nhiều. Giới trẻ rất chịu khó làm ăn…”, ông Thắng nói.

Tại sao không đầu tư?

Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh – làng Lai Xá phân tích chắc nịch: “Làng nghề ảnh khác đi chợ, phải mở cửa hiệu ở khắp nơi thì mới sống được. Thực tế cho thấy, với cách làm đa dạng hóa như hiện nay, chúng tôi vẫn “sống” được với nghề. Hiệu ảnh của người làng vẫn được tín nhiệm ở nhiều nơi. Trong làng hiện có một số người làm chủ các hiệu ảnh lớn – nhỏ khắp Hà Nội và các tỉnh, thành”.

Lai Xá đang chuyển mình hằng ngày. Cơ cấu ngành nghề trong làng giờ cũng khác, đa dạng hơn, nhưng Lai Xá xác định, làm gì thì làm vẫn phải trên cơ sở và nòng cốt là nghề ảnh. Người ta đã tính đến hướng phát triển cho Lai Xá trong tương lai, khi hình thành làng nghề du lịch. Với 1.000 hộ dân, 4.500 người, Lai Xá không cần có quá nhiều hiệu ảnh.

Làm thế nào để bước chân vào làng nghề là có thể thấy ngay đây là làng chụp ảnh, không vì cái xác bên ngoài, mà ở cái hồn cốt bên trong, được toát ra từ những gương mặt người dân – nhiếp ảnh của làng.

Hoa Xuân – Thu Vân
Theo Laodong

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.