ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Cội xưa”: Bức tranh thêu kỷ lục cho đại lễ 1000 năm
Tuesday, May 18, 2010 9:20
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cội xưa’: Bức tranh thêu kỷ lục cho đại lễ 1000 năm - Tin180.com (Ảnh 1)

Bức tranh thêu có tên “Cội xưa” do Công ty thủ công mỹ nghệ – xuất nhập khẩu Cội Xưa thực hiện, đã được triển khai từ tháng 3 năm ngoái tại làng nghề có hơn 700 năm truyền thống thêu ren là làng Văn Lâm (Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình).

Với kích thước rất lớn, bức tranh Cội Xưa đã phải dùng tới gần 180m2 vải len Ý và khoảng 250 kg chỉ thêu các loại, cùng với khoảng 20.000 ngày công lao động của hơn 100 nghệ nhân lão luyện. Bức tranh hoàn thành có trọng lượng phần vải nặng khoảng 1,5 tấn và diện tích phần tranh chính là 170,5m2.


Bức tranh có kích thước 5,5 x 31m, bố cục gồm 3 phần nói về Cố đô Hoa Lư và các điểm mốc lịch sử quan trọng của dân tộc thời kỳ Đinh – Tiền Lê – Lý, được bố trí theo thứ tự từ trái qua phải gồm: Sự ra đời của nhà nước Đại Cồ Việt; Phong cảnh của Cố đô Hoa Lư với hai ngôi đền thờ hai vị vua gắn liền với miền đất Hoa Lư là Đinh Tiên Hoàng Đế và Lê Đại Hành, cùng với những hình ảnh đặc trưng về địa hình “núi trong sông, sông trong núi” của vùng Cố đô Hoa Lư; Phần cuối cùng là “Chiếu dời Đô” của vua Lý Công Uẩn đánh dấu mốc lịch sử trọng đại của đất nước, bắt đầu thời kỳ mới của Thăng Long – Hà Nội.


Sau hơn 1 năm thực hiện, đến nay bức tranh đã hoàn thành 90% khối lượng công việc, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 5/2010 và có thể đưa ra trưng bày trước công chúng trong tháng 7/2010. Mong muốn của bà Phạm Thị Hoài – chủ nhân bức tranh – cùng những nghệ nhân làm nên bức tranh là tranh sẽ được trưng bày tại Thủ đô như là một sự kết nối giữa cố đô Hoa Lư và Thăng Long – Hà Nội được thể hiện trong Chiếu dời đô.


Bà Phạm Thị Hoài, Giám đốc Công ty thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Cội Xưa cho biết: Hàng trăm nghệ nhân trong làng đã rất nỗ lực với mong muốn hồn của bức tranh thể hiện được lòng tự hào dân tộc, tái hiện những thời khắc lịch sử quan trọng của đất nước thời Đinh – Tiền Lê – Lý, quảng bá hình ảnh của làng nghề, hình ảnh quê hương, đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế và góp phần cùng với cả nước chào đón Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Quá trình thực hiện bức tranh còn khơi dậy lòng yêu nghề của các nghệ nhân làng thêu truyền thống. Chúng tôi coi bức tranh là lời chào, lời giới thiệu rõ ràng và chân thực nhất của làng nghề thêu ren truyền thống Văn Lâm tới tất cả những người yêu nghệ thuật thêu tay cũng như bạn bè trong và ngoài nước.


Theo nhà nghiên cứu về Hà Nội Nguyễn Vinh Phúc, bức tranh cơ bản đảm bảo được các giá trị về mặt mỹ thuật, lịch sử và văn hoá, đồng thời thể hiện được lòng nhiệt thành của những người nghệ nhân trong làng nghề cổ có hơn 700 năm tuổi. Hà Nội cần có kế hoạch cho việc trưng bày tác phẩm này cho nhân dân và du khách đến chiêm ngưỡng trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.


Từ một cái nhìn rất nhân văn, ông Nguyễn Đỗ Bảo, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội cho rằng: Cần phải hiểu bức tranh không đơn thuần làm nhằm đến đạt một kỷ lục mà nó có một ý nghĩa khác còn lớn hơn, nó thể hiện tấm lòng của tác giả và đông đảo các nghệ nhân làng nghề Văn Lâm. Cũng cần phải hiểu bức tranh cũng không phải là Cố đô Hoa Lư mà là vùng đất xưa của Cố đô Hoa Lư được mô tả qua hiện thực ngày nay.

Cao Thắng
Theo KTDT

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.