ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mộc Tinh đã mất đi một sọc !
Wednesday, May 19, 2010 14:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Theo những bức ảnh mới nhất chụp bởi các nhà thiên văn học nghiệp dư, một vành đai mây khổng lồ ở nửa phía Nam Mộc Tinh đã đột nhiên biến mất.

Trong bức ảnh mới đây của Mộc Tinh, chụp ngày mùng 9 tháng 5 bởi nhà thiên văn Úc Anthony Wesley, đã cho thấy một sọc rất lớn màu đỏ của những đám mây tạo nên “Vành đai Nam Xích Đạo – Southern Equatorial Belt” của hành tinh đã phai mờ.
Mộc Tinh đã mất đi một sọc ! - Tin180.com (Ảnh 1)

Vết đỏ lớn là đặc trưng của Mộc Tinh, là một cơn bão mà có thể đặt gọn hai Trái Đất vào trong, thường được nhìn thấy ở mép của “Vành đai Nam Xích Đạo – SEB”. Khi các đám mây của SEB mờ dần, Vết đỏ lớn bị tách riêng và cùng với Vành đai Bắc Xích Đạo hiện lên trên trước ống kính thiên văn.

Mộc Tinh đã mất đi một sọc ! - Tin180.com (Ảnh 2)

“Điều đó không có gì là bất ngờ đối với những người đã quan sát Mộc Tinh cuối năm ngoái khi một trong số SEB này đang mờ đi theo chu kì, nhưng rồi sau đó Mộc Tinh ẩn sau Mặt Trời trong một vài tháng và lẽ cũng dễ hiểu mọi người rất muốn có những hình ảnh mới nhất khi nó xuất hiện vào tháng 3 ”- Wesley gửi tới Space.com trong một e-mail.

Mộc Tinh đã mất đi một sọc ! - Tin180.com (Ảnh 3)

“Khi nó rời xa Mặt Trời (theo chúng tôi thấy), nó sẽ rất phù hợp để chụp những bức ảnh tốt và chúng tôi sẽ quan sát vào cuối năm nay hoặc sang năm khi SEB tái hiện. Tuy nhiên việc tính toán khi nào lại là không thể, bởi sự bất thường cùng với sự bùng nổ của các cơn bão lực xung quanh phạm vi SEB sẽ thổi bay những đám mây để lộ ra bóng tối của SEB một lần nữa”, ông nói thêm.

Những bức ảnh của Wesley cũng được đăng bởi Hiệp hội hành tinh ở California, và nói thêm rằng SEB có xu hướng mờ dần theo chu kì từ 3-15 năm.

“Mộc Tinh với mộc sọc mây nhìn gần giống Thổ Tinh khi vành đai ở mép trên và rìa vô hình trong một thời gian – chỉ cần không nhìn về bên phải”- viết trong nhật ký ngắm sao của Duluth, Minn, một bài viết ngày 10 tháng 5 trong blog “Astro Bob” của mình khi thảo luận về những bức ảnh gây kinh ngạc của Wesley.

Mộc Tinh rất sáng ở bầu trời phía Đông trước khi Mặt Trời mọc.

Wesley là một nhà nghiên cứu Mộc Tinh lâu năm và đã đăng những bức ảnh mới trên trang Web của mình. Ông đã phát hiện một “vết bầm” trên hành tinh vào tháng 7 năm 2009 mà có lẽ được gây ra bởi một sao chổi. Wesley cũng đã phát hiện một trận “bão tuyết” dữ dội đang hoành hành trên Thổ Tinh.

“Mộc Tinh là một đối tượng thú vị để quan sát và chụp ảnh, khí quyển luôn biến động cùng với những đám mây màu sắc rực rỡ, mỗi khi nhìn lại thấy khác kể cả ngày những ngày kề nhau, và nó bị chi phối bởi dòng nhiệt từ sâu bên trong khí quyển nên bạn có thể chắc chắn sẽ có điều gì điên cuồng và thú vị xảy ra”, Wesley nói.

Sự biến động của thời tiết Mộc Tinh không phải là hiếm gặp.

Năm ngoái, các nhà thiên văn thông báo rằng Vết đỏ lớn trên Mộc Tinh – đã được quan sát ít nhất 300 năm nay – có vẻ đang thu hẹp. Trong năm 2008, những vùng đỏ như cơn bão (nhỏ hơn Vết đỏ lớn) cho thấy có sự thay đổi, trong khi hoạt động của SEB cũng xuất hiện để làm chậm.

Mộc Tinh là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời với kiểu thời biết kỳ lạ mà con người chưa khám phá hết.

Đầu năm nay, các nhà thiên văn học dự đoán khối khí khổng lồ này có thể có những trên mưa Heli. Mộc Tinh cũng có xu hướng phát triển một loạt các cơn bão mới, các đốm, và một số chỗ còn thay đổi màu sắc giữa màu trắng và màu đỏ trong quá trình biến động khí hậu của khối khí khổng lồ này.

Nguyễn Văn Tân – PAC
(theo thienvanbachkhoa)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.