ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Phụ nữ tự làm khổ nhau vì ‘sức ép tông đường’
Friday, May 21, 2010 19:40
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sinh hai con trai, bà Loan, trưởng phòng xuất nhập khẩu của một công ty may ở Phú Thọ, rất “vênh”. Thấy ai có bầu là gái, bà cũng phán “học chị mày đây nè, đã đẻ chỉ có hoàng tử nhé”…

Có lần thấy một đồng nghiệp nữ sang phòng chơi, bụng mang dạ chửa đến tháng thứ 8, và lại là “cách cách”, bà Loan trêu phủ đầu ngay: “Số con này không biết đẻ à!”, rồi cười phớ lớ một mình.

Nóng mắt trước cảnh tượng này, chị Lưu, một nhân viên mới của phòng bực quá bảo: “Con gái cũng là người, thế cô có phải là phụ nữ không?!”, khiến bà Loan máu dồn lên cổ vì tức, nhưng cũng không nói lại được tiếng nào, vì lập luận ấy quá đúng.

Quan điểm truyền thống cho rằng đàn ông coi trọng con trai để “nối dõi tông đường”, nhưng thực tế, trong nhiều gia đình, chính phụ nữ mới là thành phần chủ lực làm nặng nề điều đó. Không ít trường hợp chồng hay bố chồng không quá coi trọng việc con dâu sinh cháu gái, nhưng các bà mẹ chồng, chị, em chồng lại đặt những “quả tạ” lên vai các cô con dâu, với lý do phải đẻ dược thằng chống gậy.

Phụ nữ tự làm khổ nhau vì ’sức ép tông đường’ - Tin180.com (Ảnh 1)
Nhiều bà mẹ chỉ sinh được con gái phải chịu sức ép từ phía chính những người cùng giới. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Hoàng Hà.

Chị Phương, kế toán của một ngân hàng thương mại ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội kể. Chị sinh con gái đầu lòng, chồng chị là trưởng nam, nhưng cháu vẫn được cả nhà quý mến. Tuy nhiên, đến khi cô em chồng sinh con trai, mẹ chồng phân biệt đối xử ra mặt. Đã vài lần bà bóng gió “lần sau chị nhớ đẻ thằng cu nhá, như con Nga đấy, thế mới giỏi chứ!”. Bố chồng chị, một nhà giáo về hưu, lần nào nghe vợ nói thế cũng bảo “cháu gái thì sao, nó có đẻ con gái nữa thì tôi vẫn cứ yêu quý thôi”.

Sau nhiều lần nghe “chỉ thị” như thế, chị Phương thực sự ác cảm với mẹ chồng. “May mà có bố chồng cùng phe, chứ không thì tôi chẳng muốn về nhà đó nữa”, chị kể. Nhưng sự im lặng chịu đựng của chị cũng có giới hạn. Lần gần đây nhất, khi lại bị nghe nhắc nhở đến lần thứ năm, chị trả lời ngay: “Con chỉ đẻ hộ chồng mà thôi, việc ’đúc’ thằng cu là của anh ấy, mẹ bảo anh ấy nhé!”, khiến bà mẹ chồng lúng búng không nói được gì nữa.

Còn Thanh Mai, ở quận Tây Hồ, Hà Nội thì không ưa bà chị chồng ra mặt, kể từ ngày bà chị này vô tình so sánh hoàn cảnh của cô. Mai cũng sinh con gái đầu lòng, và mẹ chồng lên chăm sóc cháu nội. Bà không nặng nề lắm chuyện trai gái ở đứa đầu này, nhưng chị chồng thì vô tư kể lể trước mặt hai người: “Hôm rồi có đứa bạn mới gọi điện cho con, nó đẻ con gái, khổ rồi, vợ trưởng nam mà thế à”, khiến cho chị Mai giật mình thon thót, vì ngỡ đâu bà chị này đang “nói móc” mình. Từ đấy quan hệ của họ luôn chỉ là bằng mặt mà không bằng lòng.

Sức ép “sinh con trai” còn xuất phát ngay từ những cô hàng xóm, đồng nghiệp, bởi đây là chủ đề rôm rả nhất của các chị các cô đang ở độ tuổi sinh nở. Và phần nhiều trong câu chuyện của họ là tự hào kể về “của để dành” nếu đã có một thằng cu, xuýt xoa “chia buồn” với cô gái khác nếu cô này “trót” sinh hai gái, hoặc đã sinh đứa đầu là gái.

Chị Quỳnh (Phú Mỹ, Từ Liêm, Hà Nội) có thai lần đầu. Tuy mới được gần 3 tháng, ngày nào chị cũng phải trả lời vài câu hỏi của mấy cô trong cơ quan xem đứa bé là gái hay trai, dù chị nói là chưa đi kiểm tra. “Hay là lại ’vịt giời’ rồi, nên cứ hoãn binh”, vài chị đồng nghiệp trêu trọc khiến chị Quỳnh lo sợ nhỡ mình đẻ con gái thật. Chị cứ thấp thỏm mong đến ngày đi siêu âm.

Tâm lý thích con trai phổ biến đến mức, nếu có ai đó khẳng định họ thích con gái thì đều bị ngầm hiểu là “không đẻ được giai nên nói thế thôi”. Chị Liên, ở Linh Đàm, Hà Nội, có 2 tiểu thư. Hai bé xinh xắn, rất ngoan và học giỏi nên anh chị nhất mực yêu thương các con. Tuy vậy, “lần nào có người trong cơ quan bàn về việc cố đẻ thằng cu, mình có góp ý vào là con gái cũng tốt chứ sao, cố sinh 3 làm gì, đều bị ’lườm nguýt’ là giả vờ. Mình bực quá, giờ đành giả câm giả điếc trong những cuộc trò chuyện kiểu ấy. Sống lâu mới biết đêm dài, đến khi nào các con gái lớn, hiếu thuận với cha mẹ thì mới hiểu lòng nhau”, chị tâm sự.

“Vấn đề định kiến giới này đã tồn tại qua nhiều thế hệ, và nặng nề không chỉ ở nam giới mà cả nữ giới”, bà Hoàng Thị Kim Thanh, chuyên gia tư vấn tâm lý từng nhiều năm nghiên cứu về các vấn đề tâm lý gia đình, cựu giám đốc điều hành của Trung tâm SAGA nhận định. Theo bà, muốn giải phóng phụ nữ, phải kết hợp từ nhiều phía, trong đó bản thân người phụ nữ phải thay đổi định kiến này.

“Bản thân những cô gái bị sức ép đẻ con trai phải tự trang bị đủ kiến thức để vượt qua được định kiến, giải thích được cho chồng và người thân về vấn đề sinh con trai hay gái là do ai, và có nhất thiết phải sinh con trai hay không. Nếu đã vượt qua được sức ép của bản thân mình, khi ấy họ mới chống được các định kiến từ người khác”, bà nói.

Chuyên gia tâm lý Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, cũng cho biết, bà từng gặp rất nhiều chị em phải đau khổ, mệt mỏi vì sức ép sinh con từ chính những người cùng giới quanh mình.

Theo bà, trong tình huống này, quan trọng là bản thân người phụ nữ phải tự biết giải tỏa tư tưởng và có kỹ năng bảo vệ mình. Họ phải nhận thức được cơ sở khoa học của việc hình thành giới tính thai nhi, để hiểu rõ, việc sinh con trai hay gái không phải chỉ do mình quyết định.

“Khi bị những phụ nữ khác châm chọc hay mỉa mai vì sinh con gái mà bạn lại tủi thân, khóc lóc hay tỏ ra lo lắng, sợ hãi, thậm chí lại nghĩ mình có lỗi thật thì chỉ khiến cho những người kia càng cảm thấy đắc thắng và tiếp tục công kích”, bà Hà cho biết.

Theo bà, khi đó, chị em cũng cần tự tin vào bản thân, thể hiện cho những người tạo sức ép thấy rằng, mình không quan tâm đến những lời lẽ đó, đồng thời giải thích để mọi người hiểu vai trò của ông chồng trong việc quyết định giới tính của con.

Từng ấm ức vì thái độ coi thường và những câu đưa đẩy của mẹ chồng chỉ vì mình chưa sinh được quý tử cho dòng họ, chị Sâm (Phúc Thọ, Hà Nội) đã tìm ra cách khiến bà phải tôn trọng mình.

Chị cho biết, sau khi sinh cô con gái đầu lòng, chị liên tục được mẹ chồng nhắc nhở là phải cố mà đẻ đứa thì hai là con trai, nếu không thì phải sinh đến lúc nào có cháu đích tôn cho bà mới thôi. Một lần, trong lúc mẹ chồng vừa dứt lời, chị Sâm vừa cười vừa đủng đỉnh: “Con cũng thèm có thằng cu lắm. Con quyết đẻ cho được thằng con trai mẹ ạ, mỗi tội, con đâu có ’nặn’ ra được, mà là do con giống của bố nó quyết định đấy chứ. Mẹ bảo anh ấy hộ con, chứ cứ suốt ngày rượu chè, thuốc lá thế kia thì làm sao đúc được quý tử đây”.

Mẹ chồng chị nghe xong câu này không nói lại được lời nào và từ đó về sau, thay vì chì chiết con dâu, bà lại quay sang nhắc nhở con trai phải giữ gìn sức khỏe để tạo cháu trai.

T. An – Minh Thùy
(theo vnexpress)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.