ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Áp lực “thi phải đỗ”
Wednesday, June 30, 2010 15:07
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngày xưa bố đã có những thành tích học tập đáng nể: du học nước ngoài, nghiên cứu sinh đạt loại ưu. Thế nên bố cũng đặt chỉ tiêu cho hai con của mình là: “Nếu không đỗ thì không phải con trai bố”.

Trượt vì trót ăn mừng “non”

Cách đây 2 năm, hai bố con em Lê Minh Quang (Thanh Hóa) dự thi vào trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Buổi thi đầu tiên, Quang làm bài khá tốt, sau khi ra khỏi phòng thi, tính toàn trừ trọt cũng nắm chắc điểm 9. Đến bữa ăn trưa, bố Quang gọi mấy lít bia hơi để uống ăn mừng “non”.

Thế là bố cứ hết lời động viên con uống lấy vài cốc cho mát, đến chiều thi tiếp môn thứ hai cho “sung”. Ăn uống xong, hai bố con về nhà trọ nghỉ một chút. Nhưng vì đã có men bia trong người nên cả hai bố con ngủ quên luôn, đến khi tỉnh dậy thì đã trễ giờ thi tới hơn 30 phút làm bài.

Không được bảo vệ cho vào, Quang ôm mối hận sang năm thi lại. Bố của cậu cũng dở khóc dở mếu vì con không được vào phòng thi chỉ vì “quá chén”.

Một trường hợp khác, cũng là “uống” nhưng không phải là bia mà là nước. Năm đầu Hoàng Thanh bước vào kỳ thi đại học với niềm tin “thi là đỗ”. Sau khi “dinh” khá nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, để đỗ một trường Đại học đối với cậu là quá dễ dàng.

Áp l?c ’thi ph?i d?’ - Tin180.com (?nh 1)

Bố con đang “rục rịch” đưa nhau lên thi Đại học (ảnh minh họa)

Nhưng cái đáng nói là trước khi vào phòng thi, Hoàng Thanh còn cố uống thêm một chai nước khoáng để chống khát khi làm bài. Nhưng “lợi bất cập hại” ở chỗ Hoàng Thanh lại mắc tiểu và không chịu nổi nên xin giám thị ra ngoài nhưng theo quy định nên giám thị không đồng ý.


Thế là Hoàng Thanh mặt mũi nhăn nhó, khổ sở nín chịu trong một thời gian dài làm bài. Câu nọ nhầm sang câu kia cũng chỉ vì tâm trạng khó chịu, ức chế và kết quả là Hoàng Thanh đã “trượt vỏ chuối” ngon lành vì môn thi vốn “gỡ điểm” đầu tiên chỉ vẻn vẹn được 3 điểm.

Kề cận kỳ thi nên nhiều sĩ tử với sự thúc ép của gia đình đã học quên giờ giấc để mong có thể vớt vát được chút ít kiến thức vào đầu.

Em Phạm Thúy Anh thi vào trường đại học Thương mại chia sẻ: “Năm ngoái, mấy hôm giáp ngày thi, em thường thức khuya ôn bài, thức thâu đêm luôn. Thành ra khi bước vào phòng thi không hiểu sao trong đầu em trống rỗng, chả còn nhớ được công thức nào cả. Mắt em hoa lên khi nhìn thấy các bạn bên cạnh cặm cụi làm bài. Rồi sau đó thế nào em cũng không nhớ gì nữa. Đến khi tỉnh dậy thì em đã nằm dưới phòng cấp cứu. Mọi người bảo em bị ngất xỉu”.

Và Thúy Anh đang chuẩn bị cho năm nay “phục thù”. Gặp cô bé trong một lò luyện gần trường Đại học Bách Khoa, Thúy Anh cười tươi chia sẻ: “Kinh nghiệm mà em đốc rút được là phải bình tĩnh và ăn học điều độ. Chả dại gì năm nay thi mà em cứ bỏ ngủ như năm ngoái nữa”.

Nếu không đỗ… không phải con trai bố!

Anh Nam ngày xưa đã có những thành tích học tập đáng nể. Đi du học nước ngoài, rồi làm nghiên cứu sinh đều đạt loại ưu. Vậy nên anh cũng đặt chỉ tiêu cho hai con của mình là: “Nếu không đỗ thì không phải con trai bố”.

Diệu Thương là con đầu nên trách nhiệm đỗ đại học (mà phải là với điểm số cao) của bố đặt ra khiến cô bé rất căng thẳng. Lo lắng và cảm giác hồi hộp căng thẳng đã choán hết thời gian của Diệu Thương. Không dám chơi bời, 3 năm học Diệu Thương chỉ dồn thời gian vào bài vở, hết học trên lớp lại đến học thêm, rồi học ở nhà. Nhiều lúc cô bé thấy quá tải mà vẫn phải cầm cuốn sách cho yên tâm và cũng để bố không nhắc nhở.

Tình trạng bị bố đặt chỉ tiêu cứ diễn ra căng thẳng trong từng bữa ăn, thậm chí có nhiều đêm Diệu Thương giật mình thon thót và gặp ác mộng. Thế là thay vì tập trung vào bài vở, có đôi lúc cô bé cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Rồi theo một vài người bạn, Diệu Thương bắt đầu học “tủ”.

Áp l?c ’thi ph?i d?’ - Tin180.com (?nh 2)

Sĩ tử”cần có một tâm lý thoải mái khi làm bài thì mới mong đạt kết quả tốt (ảnh minh họa)

Có một điều mà anh Nam không lường trước được là năm đó, con gái đã không đủ sức khỏe để bước vào phòng thi. Sau nhiều lần bị đột quỵ vì học quá tải, bác sỹ chẩn đoán Diệu Thương đã bị trầm cảm. Lỡ một năm, lỡ một ước mơ, Diệu Thương sau khi điều trị khỏi bệnh trong một thời gian dài cứ khóc sướt mướt. Còn bố cô bé cũng ân hận và nói từ “có biết”.


Phần đông bố mẹ thường khiến các sĩ tử căng thẳng, lo lắng và luôn trong trạng thái áp lực nặng nề buộc phải đỗ. Như trường hợp của chị Ly (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) có con trai hai năm trước cũng bước vào kỳ thi đại học. Chị Ly đã ra chỉ tiêu là: “Nếu không đỗ thì cho đi bộ đội hoặc đi làm công nhân trong miền nam chứ không được thi lại nữa”.

Thế là cậu con trai “vắt chân lên cổ” chạy chương trình học ôn gấp ba, gấp bốn lần bình thường. Thế nên mới có chuyện đến ngày thi chính thức, cu cậu mệt mỏi, uể oải trong phòng thi. Làm bài không tốt và lĩnh trọn chỉ có chưa đầy 15 điểm cho 3 môn của con trai khiến chị Ly xấu hổ.

Thực tế, điều này có không ít ở các bậc cha mẹ. Thường thì bố mẹ chỉ nghĩ đơn giản rằng ra chỉ tiêu là để con có quyết tâm và phải cố gắng hết mình. Tuy nhiên chỉ vì không lượng được sức con mình nên đôi khi các bậc cha mẹ lại đặt gánh nặng lên vai con quá lớn.

Với học lực khá, Diệp khá tự tin khi đăng kí vào trường Đại học Sư phạm. Nhưng ngày nào bố mẹ cũng nhắc nhở, rồi đưa ra hàng loạt những tấm gương đỗ điểm số tuyệt đối (30/30) để con học tập.

Mỗi ngày bố mẹ Diệp lại tìm một “nhân vật” học “đỉnh” xem trên ti vi hay nghe trên đài, thậm chí trên sách báo hoặc nghe phong thanh để về kể lại cho con nghe. Ngày nào Diệp cũng quay như chong chóng. Cô bé cũng đang lo năm nay thi mà không đỗ thì sẽ ê chề thế nào với bố mẹ?

Quan tâm quá hóa… thừa?

Nhiều bố mẹ không quan tâm đến chuyện thi cử của con nên cứ nghĩ rút tiền để đưa cho con là xong nhiệm vụ. Khi được hỏi về vấn đề này, bạn Nguyễn Yến Lan (Quỳ Hợp, Nghệ An) buồn bã nói: “Một mình em từ quê ra Hà Nội thi, tự tìm phòng trọ, tự lo ăn uống. Nói chung là lúc nào em cũng chỉ có một mình”.

Nói đoạn, Yến Lan gạt nước mắt: “Em thấy rất tủi thân, nhất là khi nhìn nhà người ta, bố thì chạy đi mua đồ ăn sáng cho con. Mọi người khi bước chân ra khỏi phòng thi là có người thân đón và hỏi làm bài có tốt không? Còn em thì lững thững một mình”.

Áp l?c ’thi ph?i d?’ - Tin180.com (?nh 3)

Bao ước mơ đại học đã bị bỏ lại đằng sau, nhiều giọt nước mắt đã rơi chỉ vì những sai lầm (ảnh minh họa)

Ngược lại, nhiều gia đình quan tâm thái quá đến chuyện thi cử của con quá lại hóa thừa. Hết được bố vỗ vai lại đến mẹ tắm tay dặn dò, Huệ tâm sự: “Em gần như rối loạn vì tình cảm và những kỳ vọng mà mọi người dành cho mình. Em sợ nếu kết quả không được như ý muốn thì bố mẹ sẽ thất vọng lắm. Thế nên khi làm bài em cứ nghĩ vẩn vơ và rất sốt ruột. Rồi em lại nhấp nha nhấp nhổm nghĩ không biết bên ngoài nắng thế thì bố mẹ và các em đang ngồi ở đâu?”

Việc động viên, an ủi hay đặt cho con những mục tiêu đại học là tâm lý chung của những người làm cha, làm mẹ. Nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý thì bố mẹ đừng vì những lý do lãng xẹt làm uổng công đèn sách của con.

(theo vietbao)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.