ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Để biến cố trở thành cơ hội
Thursday, June 10, 2010 10:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mỗi khi nhắc đến chồng, chị Nguyễn Ngọc Minh, giáo viên cấp II, hay kể lại thời kỳ tiền hôn nhân, vì đó là thời kỳ có nhiều chi tiết báo trước cuộc hôn nhân không thuận lợi

“Lúc mới quen, anh ấy chỉ “tò tò” theo sau tôi, bịa ra một lý do nào đó để gặp tôi, chứ không chịu thú nhận là có cảm tình với tôi. Có lần, anh mời tôi đi cà phê, bảo sẽ tặng quà cho tôi nhưng với một điều kiện: “Cô nhắm mắt lại đi”. Đó là một hành vi không hợp với vẻ khô khốc, lạnh lùng của anh, nên tôi vừa cảm thấy buồn cười, vừa khó chịu, đã cự lại: “Anh rắc rối quá, bày đặt quá”. Chắc là quê độ, nên anh thôi luôn, giấu biệt món quà. Cho đến bây giờ, tôi cũng chẳng biết đó là món quà gì”.
Không lãng mạn, nồng nàn, cũng chẳng nhiều nhớ nhung nhưng họ cũng nên vợ nên chồng. Cuộc sống khó khăn, con cái ra đời, càng làm cho bà vợ có thêm nhiều lý do để trách cứ, ông chồng cũng khô khan, lạnh lùng hơn. Khi bực bội, họ phát hiện ra nhiều “thói hư tật xấu” của nhau. Con cái còn nhỏ, cần có cha có mẹ, nên cả hai cùng ráng “yêu người mà sống”.
Một lần, ông chồng về nhà, mặt mày xám xịt, mồ hôi ướt áo, chìa ra cả đống giấy tờ có chữ ký bác sĩ. Hóa ra, ông có một khối u trong phổi, nghi là ung thư. Một dòng chữ chạy ngang trong đầu bà vợ: “Đấy! Ông còn dám hút thuốc nữa không?”. Nhưng, nhìn nét mặt thê thảm của ông, bà không bật ra lời. Rồi bà đôn đáo, hỏi thăm nhiều người về cách chữa bệnh cho ông. Một mình, bà gồng gánh việc nhà, chăm sóc các con. Ngoài công việc ở cơ quan, bà lãnh thêm việc về nhà làm để kiếm thêm tiền vì phải trang trải thêm nhiều khoản chi. Sau phẫu thuật cắt 2/3 phổi, ông mới thoát khỏi tay thần chết. Kể từ ngày đó, không khí gia đình trở nên yên ả, đầm ấm hơn. Ông như người khác hẳn, không còn bảo thủ, gia trưởng, nghe lời vợ đi học thêm, chịu lắng nghe khi vợ nói. Đó là cách ông cảm ơn bà vợ tận tụy. Qua biến cố này, bà cũng “đo” được cái tình của mình với chồng, cũng sâu đậm lắm chứ đâu phải “vợ chồng rồi, yêu đương gì nữa”. Tình yêu khiến bà như mạnh mẽ hơn…
Cũng có những “biến cố” không đến một cách ngẫu nhiên, tình cờ mà do “nhân tạo”.
Sau 20 năm sống cảnh nội trợ âm thầm, tận tụy lo cho chồng con, bà Thủy Tiên (ngụ ở Q.12) bỗng tuyên bố với chồng: “Tôi sẽ đi du lịch châu Âu theo lời mời của một người em họ”. Chưa bao giờ bà ra khỏi nhà một mình, nên chồng bà tròn mắt, phản đối ngay không cần suy nghĩ: “Ở nhà có ba đứa con đang tuổi lớn và một ông chồng phải đi làm vất vả để nuôi gia đình, tất cả đều rất cần đến em”. Bà vợ im lặng. Nhưng, đến khi ông trách bà chỉ nghĩ đến bản thân, bà nổi giận: “Một người phụ nữ đã sống gần hết đời mình trong bếp, thức khuya, dậy sớm, sinh con, nuôi con… chưa một lần mua sắm thứ gì cho mình lại là người ích kỷ sao? Có những lúc tôi có cảm giác chúng ta không còn là vợ chồng nữa, mà như ông chủ với người giúp việc”.
Bà vợ vẫn dứt khoát thực hiện chuyến đi khiến ông chồng càng bực mình. Nhưng, những ngày vắng bà đã giúp ông có dịp nhìn lại người bạn đời đã cùng ông chung sống trên 20 năm. Về nhà, nhìn cái bếp lạnh tanh, vắng tiếng dao thớt trong bếp, ông nhớ vợ da diết. Ông hình dung ra hình ảnh bà sốt sắng dọn cơm, cười tươi khi chồng con ngon miệng. Những chuyện đó tưởng rất bình thường vì ngày nào cũng như ngày nào. Chỉ đến lúc bà đi xa, ông mới nhận ra công sức to lớn của bà. Không có bà, ông thấy nhà cửa lạnh lẽo, trống trơn. Ông chợt mong được nghe tiếng bà cằn nhằn. Ông nhận ra, khoảng thời gian xa cách đã như một “phép thử” tình cảm vợ chồng. Ngày bà về, ông mua hoa ra tận sân bay. Bà nguýt dài: “Chuyện lạ thế giới!”.

Để biến cố trở thành cơ hội - Tin180.com (Ảnh 1)

Làm cách nào để biến “biến cố” thành cơ hội? Công thức của quy trình này cần những yếu tố sau: Trước hết, bạn cần có một thái độ bình tĩnh, một trạng thái ổn định. Tiếp đó, bạn đặt ra mục tiêu bạn muốn đạt được, càng rõ ràng, bạn càng sáng suốt khi lên kế hoạch vượt qua biến cố và thực hiện kế hoạch. Tình huống đến, rồi đi, đừng để nó cuốn mất hạnh phúc của bạn.

Nỗ lực bao giờ cũng có phần thưởng. Những nhân vật trong bài gần như được nhận lại đúng người bạn đời mà họ đã từng yêu thương, từng muốn chung sống. Nhàm chán thường giết chết tình yêu, nhưng trong quá trình vượt qua biến cố, tình yêu như được sống lại, khiến những chuyện xung đột giữa hai vợ chồng từng được xem là vấn đề to tát, trở nên vặt vãnh, tầm thường. Biến cố đánh thức những ai ngủ quên trong việc xây dựng mái ấm, lay họ tỉnh lại sau một thời gian chìm đắm trong nỗi nhàm chán.

Một vấn đề được đặt ra ở đây là có cần phải chờ đến biến cố để thay đổi tình trạng hôn nhân hay chủ động tự đổi thay, tự làm mới mối quan hệ vợ chồng để cùng chung hưởng hạnh phúc? Với những cuộc thay đổi tự nguyện, “giá” không đắt bằng cuộc đổi thay bằng biến cố. Các trải nghiệm từ biến cố thật sự không thể quên được, nhưng nó thường đi kèm theo nhiều đau thương, rủi ro. Không nhất thiết phải chờ biến cố dạy cho bạn phải biết thiết tha với hạnh phúc gia đình.

Cuộc sống trao cho chúng ta những món quà lớn, một cách bất ngờ, dưới dạng cơ hội hay trong màu áo biến cố. Hãy đón nhận nó bằng vị thế của một người biết làm chủ bản thân.

Trong một cuộc họp mặt bạn bè, nhân kỷ niệm 15 năm ngày cưới, ông Trần Thái Minh, kỹ sư nông nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm: “Cuộc hôn nhân của chúng tôi cũng trải qua nhiều thăng trầm, gian nan, nhưng điều đó khiến vợ chồng tôi càng hiểu nhau hơn. Qua đó, chúng tôi nhận ra rằng, ngoài tình yêu, vợ chồng còn cần phải tôn trọng, hợp tác với nhau. Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết kiên nhẫn và biết nắm bắt mọi cơ hội”.

Theo PNO
(theo giadinh)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.