Giấc mơ thám hiểm sao Kim của một số nhà khoa học nghĩ ra không chỉ là những con tầu thám hiểm nhỏ mà là một nhóm bao gồm người máy trên bề mặt hành tinh, may bay và con người trên quỹ đạo. Một sứ mệnh như thế tới sao Kim có thể khám phá bề mặt hành tinh này từ rất gần sau nhiều thập kỷ (trước đó Liên xô đã hạ cánh một thiết bị lên bề mặt sao Kim).
NASA dự định tổ chức một cuộc họp đầu tiên về các sứ mệnh tiềm năng lên sao Kim vào đầu tháng 8, theo Landis, một nhà nghiên cứu tại NASA cho biết.
Kể từ tầu thăm dò sao Kim có tên Magellan được phóng đi vào năm 1989, chưa có một sứ mệnh nào đáng kể dược người Mỹ thực hiện đối với hành tinh này, tuy nhiên đã có những sự hợp tác thăm dò nấht định.
ESA gần đây đã có tầu Venus Express bay xung quanh sao Kim và Nhật bản đã phóng tầu Akasuki (tiếng Nhật có nghĩa là bình minh) lên phía sao Kim vào tháng 5 vừa qua. Một vài tầu thăm dò cũng đã bay qua sao Kim trong 20 năm qua,nhưng đó chỉ là sự đi ngang qua của những con tầu đang đi tới một mục tiêu khác trong hệ Mặt trời.
Trước đó, cả Nga và Mỹ đều đã có những cuộc thăm dò sao Kim, thậm chí hạ cánh lên bề mặt. Nhưng những tầu thăm dò này có thời gian tồn tại quá ngắn ngủi dưới áp suất lớn và nhiệt độ cao của bầu khí quyển sao Kim.
Đưa con người lên sao Kim
Như vậy, sao 2 thập kỷ với những tiến bộ khoa học và công nghệ to lớn, con người giờ đây có thể hạ cánh những robot lên sao Kim với thời gian tồn tại lâu hơn – Landis nói. Ngày nay, công nghệ điện tử nhiệt độ cao, hệ thống cấp năng lượng và làm mát có thể cho phép các thiết bị thăm dò bề mặt có thể hoạt động lâu hơn 2 giờ.
Con tầu cuối cùng của Liên xô hạ cánh lên bề mặt sao Kim là Venera 14. Cuộc hạ cánh xẩy ra vào tháng 3 năm 1982 và tồn tại được 57 phút, gấp gần 2 lần so với thời gian người ta dự tính – theo số liệu của NASA.
Nhưng hầu như là chắc chắn con người vẫn chưa thể đặt chân lên sao Kim bởi vì nhiệt độ ở đó nóng hơn hầu hết các loại lò trên Trái đất: 465 độ C và áp suất thì gấp khoảng 90 lần so với trên Trái đất.
“Sao Kim quả là quá khắc nghiệt và chúng ta sẽ không đưa con người lên đó ít nhất là trong khoảng thời gian trong tương lai mà chúng ta còn có thể nhận biết” Landis nói.
Nhưng các nhà khoa học vẫn có một kỹ thuật cho phép con người “lên” khám phá sao Kim theo kiểu vận hành từ xa. với một bộ điều khiển nằm trong một con tầu bay trên quỹ đạo sao Kim.
Với sự liên lạc thông tin trong thời gian thực, các nhà du hành có thể điều khiển robot và cho chúng tiếp xúc với môi trường khí quyển sao Kim mà không bị trễ thời gian như trường hợp điều khiển từ Trái đất.
Mặc dầu vậy, vẫn còn có những thách thức với các nhà du hành mặc dù họ không phải đặt chân lên sao Kim.
Các nhà du hành khi bay trong quỹ đạo sao Kim cần phải có sự bảo vệ khỏi bức xạ và nhiệt do họ bay gần Mặt trời. Hơn nữa, một cơ cấu tạo sức hút nhân tạo có thể là cần thiết để làm giảm sự thoái hóa xương của các nhà thiên văn học khi họ phải làm việc quá lâu trong tình trạng không trọng lượng
Thả máy bay năng lượng mặt trời
Một phần có thể nằm trong chương trình là làm sống lại ý tưởng sử dụng máy bay năng lượng mặt trời để bay trong bầu khí quyển dầy đặc của sao Kim, Landis nói.
Bởi vì sao Kim có bề mặt khá tương tự với Trái đất thuở mới hình thành. Lớp khí quyển CO2 bao phủ dầy đặc sao Kim có thể nói với chúng ta nhiều điều về sự tiến hóa của chính Hành tinh xanh. Một chiếc máy bay dạng gấp gọn sẽ được thả và bung ra khi lao vào bầu khí quyển có thể sẽ là một mũi thăm dò quan trọng mà có thể ghi nhận được các điều kiện từ bên trong lớp khí quyển của sao Kim.
Dự án máy bay năng lượng mặt trời đã bị dừng từ lâu, nhưng cũng may là các kỹ sư cũng làm được nhiều điều để có thể tự tin rằng một máy bay loại này có thể hoặt động tốt trên bầu khí quyển của một hành tinh khác.
Đầu tiên thì máy bay loại này được thiết kế cho các cuộc thám hiểm sao Hỏa, nhưng thực ra nó còn làm tốt hơn với điều kiện sao Kim bởi vì hành tinh này phải mất 243 ngày Trái đất mới thực hiện được một chu kỳ tự quay quanh trục của mình.
“Sao Kim quay chậm đến nỗi, chúng tôi có thể cho máy bay bay mãi mãi bởi vì nó luôn bay nhanh hơn tốc độ quay của bề mặt sao Kim và do vậy luôn ở trong phần có ánh sáng Mặt trời và điều đó có nghĩa rằng máy bay sẽ không bao giờ hết năng lượng”, Landis nói.
Thời gian ban ngày dài của sao Kim cũng có điểm bất lợi. Tốc độ gió trên sao Kim sẽ là một thách thức lớn đối với máy bay năng lượng Mặt trời.
Về lý thuyết, tốc độ bề mặt của sao Kim chỉ có 16km/h. Nhưng khi đã vào trong bầu khí quyển, máy bay có thể sẽ phải hứng chịu những luồng gió mạnh tới 321km/h. Bời vậy, máy bay trên bầu khí quyển sao Kim phải có tốc độ khá lớn so với các máy bay năng lượng mặt trời nhưng vẫn chậm hơn các máy bay thương mại trên Trái đất.
(theo thienvanbachkhoa)