Một lần, Huế cuống cuồng lo con sốt nhập viện mà quên mất có đám cưới nhà cùng khu phố. Cô gọi điện về nhờ mẹ chồng mang phong bì sang hàng xóm, nhờ đưa hộ. Quýnh quáng vì con nên Huế quên không tiền bỏ phong bì cho mẹ chồng. Tối về, cô hỏi, bà hồ hởi đáp: “30 nghìn, mẹ không rõ chữ nên nhờ cô hàng xóm đề tên hộ”.
Ngay cả những thói quen sinh hoạt hàng ngày của mẹ chồng cũng làm Huế khó chịu. Bà hay di dép trong nhà ra quét sân rồi lại đi vào nhà tắm khiến nhà tắm lúc nào cũng có vết đất của dép. Bà không thích nấu gas vì “không quen” mà có thói quen dậy sớm nhóm than tổ ong. Nước nóng cũng phải là nước đổ vào phích chứ không phải nước từ bình nóng lạnh. Thế nhưng, bà lại rất lãng phí điện, đi đến đâu là bật điện sáng trưng rồi để đấy với giải thích: “Cho nhà cửa sáng sủa”.
Khi mẹ chồng cổ hủ
So với con dâu, mẹ chồng đã thuộc về thế hệ cũ và vì thế, quan niệm, cách sống tất nhiên là sẽ khác nhau. Nhiều nàng dâu bực bội vì mẹ chồng “cổ lỗ sĩ” quá, thực ra, là do khác biệt về khoảng cách thế hệ, do môi trường sống (chẳng hạn, mẹ chồng ở dưới quê, còn con dâu trên thành phố); do điều kiện kinh tế (mẹ chồng không dư dả) hoặc do tính tiết kiệm, tần tảo của người già. Cũng có thể là do tâm lý hay lo xa (cho rằng phụ nữ là người thu vén trong gia đình nên phải chắt chiu, chứ không phải cứ lo son phấn, áo quần làm đẹp)…
Với những mẹ chồng như thế này, nếu con dâu thể hiện là người khéo chi tiêu, biết cách làm đẹp hợp lý thì có thể thay đổi được cái nhìn của mẹ chồng. Ngoài ra, mẹ chồng cũng cần có thời gian để thích nghi và “theo kịp thời đại”.
(theo Me&be)