ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nỗi niềm lấy chồng “giai phố cổ”
Monday, January 17, 2011 15:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Về làm dâu rồi Hạ mới thấm thía cái mác “phố cổ” không ngon lành như mình tưởng. Nhà đúng là mặt tiền 4 mét, sâu hun hút nhưng không gian ở vô cùng chật chội vì mấy gia đình anh em ruột thịt từ đời… bố Tùng châu cả vào đây.

Nỗi niềm lấy chồng ’giai phố cổ’ - Tin180.com (Ảnh 1)

Hạ trông ưa nhìn, nước da ngăm ngăm khỏe khoắn, dáng người không vào loại mình hạc xương mai nhưng cũng thanh thoát, gọn gàng. Nhà có nghề bán vải ở chợ nên bố mẹ không yêu cầu cô học hành cao lắm. Tốt nghiệp phổ thông, thi trượt Đại học, Hạ về phụ sạp hàng giúp mẹ, ngày ngày điểm phấn tô son mong kiếm nốt một tấm chồng, thế là yên bề, yên phận.

Rồi Hạ quen và yêu Tùng – giai Hà Nội, lại còn nhà phố cổ, mặt đường hẳn hoi. “Cái nhà mặt tiền 4 mét, sâu hun hút, bán đi cũng vài chục tỉ” – bố mẹ Hạ hồ hởi “định giá” nhà con rể tương lai. Lại thấy Tùng ngày ngày lượn lờ ô tô đến đón Hạ đi chơi, họ chắc mẩm con gái mình thế là rơi vào nhà khá giả, sau này ắt được sung sướng. Đám cưới diễn ra rất nhanh, đôi bên họ hàng ai nấy đều mừng húm.

Về làm dâu rồi Hạ mới thấm thía cái mác “phố cổ” không ngon lành như mình và bố mẹ vẫn tưởng. Nhà đúng là mặt tiền 4mét, sâu hun hút nhưng không gian ở vô cùng chật chội vì mấy gia đình anh em ruột thịt từ đời… bố Tùng châu cả vào đây.

Nhà ông bác ruột ngay phòng ngoài giáp với mặt đường, nhà ông chú thì phía trong, ngăn cách nhà ông bác bằng khoảng sân chung. Nhà Tùng bao gồm bố mẹ, vợ chồng Tùng và cô em gái Tùng ở tầng hai, đi lên bằng cái cầu thang gỗ ọp ẹp. Vợ chồng Tùng vì là mới cưới nên được “ưu tiên” cho khoảng gác xép góc trên nhà kê vừa đúng cái phản với chừa chút lối đi. Mẹ Tùng là nhân viên xí nghiệp may, bố đã nghỉ hưu, cô em gái còn đang đi học. Tùng chẳng phải thành đạt, anh làm thuê cho cửa hàng sửa điện thoại của người chú họ, cái xe ô tô là bố mẹ vay tiền mua cho Tùng chạy lúc rảnh kiếm thêm.

Đâm lao đành phải theo lao, dù sao cũng đã theo chồng nên Hạ chấp nhận, nghĩ thân gái như hạt mưa sa, số mình rơi vào cái nhà như thế cũng cố làm cho tốt bổn phận vợ ngoan dâu thảo. Sáng sáng dậy sớm ra sân tầng 2 đánh răng rửa mặt, rồi rón chân qua cái cầu thang ọp ẹp, vợ chồng chở nhau lên chợ bán hàng.

Cái khoảng sân ấy, nhỏ vậy mà đa năng. Nấu cơm, rửa bát, giặt giũ gì cũng ngoài đấy tuốt. Trời mùa Hè buổi chiều còn dễ chịu, chứ ngày Đông thì đụng đâu buốt đấy, tứ phía lồng lộng gió lùa vào đến tận lớp áo trong.

Qua một mùa Đông thì Hạ cấn thai, bụng bầu rồi sinh em bé. Đứa con ra đời khiến căn nhà đã chật càng thêm ngạt. Cả ngày trong nhà ôm con tù túng, Hạ muốn đưa em bé xuống cửa ngóng đường phố đợi chồng về nhưng khó quá. Cái mặt tiền 4 mét bên tả bà nội mở hàng nước, bên hữu ông bác sửa chữa đồ điện, lúc nào cũng bừa, đến chỗ đứng còn chẳng có nói chi đến việc cho em bé xuống ngồi. Mà cầu thang thì kẽo kẹt, khoảng sân luôn trơn ướt, nói dại ngã cả mẹ lẫn con thì nguy.

Thế rồi cũng qua. Hết giai đoạn ở cữ Hạ lại ra chợ bán hàng, để con ở nhà cho ông nội, trưa tạt về ấp nó một lúc cho đỡ tủi rồi lại đi. Thằng nhóc càng lớn càng nghịch ngợm, phải mướn người trông. Trong khi đó công việc bán hàng ngày một khó khăn, chồng Hạ chạy xe vất vả chẳng được bao nhiêu, đang tính bán xe trả nợ. Cô em gái thì thi trượt đại học, cần tiền “chạy” xin việc, ông bà nội có ý ướm hỏi anh chị có bao nhiêu thì lo bớt cho em, bố mẹ già rồi…

Vài năm lấy chồng mà Hạ như người khác, lúc nào cũng bức bối, khó chịu, nặng gánh lo toan. Cả ngày bon chen ngoài chợ tối về chưa thể nghỉ ngơi mà còn đủ thứ việc không tên đang đợi, rồi tắm giặt, cơm cháo cho con. Cái chữ nhẫn khắc trong tâm ngày mới về làm dâu cũng mờ dần, Hạ bây giờ cứ chiều về là to tiếng quát con đến hàng xóm cũng nhức tai, như một cách để cô xả stress.

Mẹ đẻ xúi Hạ về khuyên chồng bàn chuyện bán nhà: “Cái nhà bán đi, chia nhau mỗi gia đình cũng vài tỉ, mua được cái chung cư tươm tất, còn đâu ông bà bên ấy gửi tiết kiệm dưỡng già…”.

Nói vậy mà không dễ vậy. Vì trong nội bộ gia đình người đồng ý bán kẻ không. Như ông bác ruột là người gạt đi đầu tiên, Đang trông vào cái cửa hàng làm ăn, giờ bán đi lên “chuồng chim”, nhà ông có mà ăn cám!

H.A
(theo dantri)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.