ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bất lực khi con vòi vĩnh
Monday, August 15, 2011 7:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nài nỉ mãi vẫn không được mẹ mua cho con búp bê mới, bé Thỏ nhà chị Vân giãy đành đạch, lăn ra đất ăn vạ. Dọa nạt, dỗ dành không được, cuối cùng chị Vân cũng đành mua.

Lần nào được mẹ dẫn qua cửa hàng đồ chơi, bé Thỏ cũng đứng lại, chân dậm dậm, mặt phụng phịu đòi hỏi: “Mua cho con búp bê váy hồng”. Nếu mẹ kéo tay con, giải thích: “Ở nhà có búp bê rồi con ạ” thì bé giãy nảy: “Không, con thích con này cơ”. Nếu mẹ không bằng lòng, kéo tay con đi thì càng kéo bé càng khóc thét lên. Có khi, bé Thỏ ngồi bệt xuống đất mặc mẹ lôi đến đỏ cả tay.

“Lúc này không đòi được thì lúc khác, cháu lại nhắc. Gặp ông bà hay bố, cháu lại nằn nì mua búp bê váy hồng. Ông bà hoặc bố thương, lại mua cho ngay” – chị Vân tâm sự. Lăn, lê, bò, trườn, khóc lóc, mè nheo… là những chiêu của Thỏ để vòi vĩnh cho đến khi cha mẹ phải “xuống nước” mới thôi.

Bất lực khi con vòi vĩnh - Tin180.com (Ảnh 1)

Tránh đầu hàng khi con vòi vĩnh

Giống như chị Vân, nhiều cha mẹ hay phàn nàn vì tính vòi vĩnh của trẻ và tỏ ra bất lực khi từ chối một đề nghị nào đó của trẻ. Trước lời đề nghị của con, cha mẹ nên lắng nghe một cách cẩn thận, chăm chú và dành thời gian suy xét lời đề nghị của bé, kể cả khi biết chắc chắn phải từ chối cũng không nên trả lời “không” ngay lập tức. Tránh việc con vừa nói đã phủi tay một cái: “Thôi. Vớ vẩn, cái này có cần đâu”, có thể người lớn không cần nhưng trẻ cần.

Tuy nhiên, không phải bé nào khi mẹ từ chối cũng nghe lời ngay, bé có thể lên “cơn mè nheo” ở bất kỳ đâu; như ở nhà, khi đi siêu thị hoặc khoảng thời gian vui chơi tại chỗ công cộng. Vì vậy, xác định trước sự khó chịu để bạn giữ được bình tĩnh, kiểm soát tình hình và kiên quyết nói “không” với bé.

Một trong những nguyên tắc khi cha mẹ nói “không” với con là phải xuất phát từ sự chân thành, coi trẻ như bạn. Nhiều khi chính cách nói của cha mẹ khiến trẻ giận hơn. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Con đã có 3 đồ chơi dạng này rồi, mua thêm thành 4, như thế có cần thiết mua ngay bây giờ không”.

Khi bé đòi hỏi, cha mẹ phải xác định rõ cái gì có thể đáp ứng và cái gì không. Đừng vì con “thích quá” mà bạn buộc phải chiều theo. Cha mẹ cũng không nên ngay lập tức nói bé “hư” hoặc “còn đòi là mẹ đánh đấy”. Như đã nói, vòi vĩnh là một phần phát triển tính cách của bé. Cha mẹ hãy giải thích lý do cho bé, để bé không cảm thấy oan ức hay buồn bã. Sau đó, cần khẳng định lại đòi hỏi của bé có được chấp thuận hay không.

(theo afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.