ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nỗi khổ làm dâu nhà giàu
Tuesday, August 23, 2011 9:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Từ khi yêu đến lúc lấy được chàng công tử đẹp trai, Kiều hãnh diện ra mặt mỗi khi sánh bước bên anh. Ngày lên xe hoa về nhà chồng ở Đà Lạt, chị không ngớt nghĩ về tương lai ngập tràn hạnh phúc.


Ảnh minh họa: Impactlab
Ảnh minh họa: Impactlab.

Kiều kể, cả hai yêu nhau từ thời sinh viên. Vừa nhận tấm bằng tốt nghiệp, chị lập tức theo chồng về dinh bằng một đám cưới rầm rộ trong sự ngưỡng mộ pha chút ngạc nhiên của bạn bè, thầy cô.

Thế nhưng sự háo hức chỉ kéo dài được một thời gian ngắn. Kết thúc tuần trăng mật trở về, ngay ngày đầu làm dâu, Kiều đã bị mẹ chồng “tạt gáo nước lạnh” vào mặt trong bữa cơm buổi tối. Khi có đầy đủ gia đình hai bên, bà ném ánh nhìn về phía cô con dâu bảo: “Con có phước lắm mới lấy được thằng Trường nên phải khéo léo giữ lấy, bao nhiêu đứa đang mơ mà không được kia kìa”. Câu nói khiến cô dâu mới cả đêm nghĩ ngợi tủi thân.

Rồi từ khi có dâu, mẹ chồng lập tức cho ôsin thôi việc và giao mọi trọng trách cho cô. Hàng ngày, Kiều phải dậy thật sớm, lau dọn nhà cửa, quét sân, nấu bữa sáng cho mọi người ăn xong đâu đấy rồi mới tất tả đi dạy học. Chồng chị làm chủ thầu xây dựng suốt ngày bận rộn ngoài công trường, có khi đi công tác cả tháng mới về nhà. Vốn tin tưởng chồng, nhưng nhiều hôm bị các cô gái tự nhận là bồ của chồng nhắn tin, gọi điện hù dọa sẽ cắt tai, chặt chân và phá vỡ mái ấm gia đình, chị lại nghĩ ngợi đến mất ngủ.

“Đã vậy, việc gì cũng bị mẹ chồng dòm ngó, xoi mói. Mỗi lần hai vợ chồng có chuyện xích mích, bà xen vào bênh anh ấy rồi đổ lỗi cho dâu”, chị Kiều ấm ức kể. Chán cuộc sống chung đụng bí bách, song mỗi lần chị bàn với chồng xin ra riêng thì anh lại gạt phăng vì lý do là con một phải phụng dưỡng cha mẹ.

Hàng ngày niềm vui duy nhất của chị là được đến trường dạy học, mặc dù đồng lương giáo viên không bao nhiêu nhưng đổi lại có được niềm vui mỗi khi gần gũi bọn trẻ. Thế nhưng từ khi chị sinh con đầu lòng, mẹ chồng một mực yêu cầu con dâu nghỉ dạy để ở nhà chăm con và trông coi nhà cửa. Cũng chỉ vì muốn gia đình yên ấm nên mới đây chị quyết định xin thôi việc, song cũng vẫn chưa vừa lòng nhà chồng.

Từng tư vấn nhiều trường hợp các nàng dâu khóc dở mếu dở khi về sống với nhà chồng, ông Văn Thanh Sĩ, Chuyên viên tư vấn Văn phòng TT&T, Tổng đài 1088 TP HCM cho rằng, đó là vấn đề chung mà đa phần chị em phụ nữ gặp phải khi lập gia đình. Sống trong môi trường mới khiến người ta dễ bị sốc, và nếu không chuẩn bị tốt về mặt tâm lý sẽ rất khó thích nghi.

Ông cũng nhìn nhận, phần lớn những người giàu có và giữ những địa vị lớn trong xã hội thường có tâm lý tự cho mình quyền phán xét, ra lệnh và đòi hỏi người khác phải làm theo ý mình. Đối với con cái ruột, họ hết mực cưng chiều nhưng với người ngoài, họ lại áp đặt, xét nét và “nạn nhân” phải gánh chịu thường là nàng dâu và người giúp việc. Khi đứng trước tình cảnh đó, nếu nàng dâu biết khéo léo trong cách cư xử, chịu nhẫn nhịn thì không sao, còn ngược lại sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn, bất hòa.

Như trường hợp chị Hồng, làm giám đốc một công ty xuất nhập khẩu tại TP HCM. Anh là Việt kiều Canada, hai người vốn là đối tác làm ăn và phải lòng nhau khi tuổi đã gần “băm” nên chỉ sau vài tháng tìm hiểu, Hồng vội vã quyết định tiến đến hôn nhân. Dù biết vợ chồng phải sống cách xa nửa vòng trái đất, cả tháng mới gặp nhau một lần, mọi liên lạc chỉ bằng điện thoại và Internet, nhưng vì tình yêu, chị Hồng đành chấp nhận tất cả.

Chị buồn bã kể: “Thời gian đầu mình định sát nhập hai công ty nhưng phía nhà chồng cương quyết không chịu, nhất là mẹ chồng cứ một mực yêu cầu mình cư xử theo đúng nguyên tắc đối tác từ trước đến giờ. Công ty của gia đình chồng gặp khó khăn thì bà lại quay sang trách mắng mình thậm tệ, bảo mình không đỡ đần chồng”.

Tưởng rằng “làm dâu từ xa” sẽ không phải chịu cảnh hàng ngày đối mặt với cha mẹ chồng, nhưng rồi từ khi lấy chồng đến nay, Hồng cũng không tránh khỏi lục đục, mâu thuẫn với cha mẹ và các em chồng. “Lúc nào họ cũng nghĩ con họ là nhất, còn mình lấy được anh ấy là phước bảy đời nên đòi hỏi mình đủ thứ. Trong khi bản thân mình cũng có tự trọng của mình chứ”, chị tấm tức.

Từ đó, Hồng ngày càng trở nên gắt gỏng, cáu bẳn. Mỗi lần vợ chồng gọi điện trò chuyện hay gặp nhau là những cuộc khẩu chiến đổ lỗi qua lại không hồi kết. Có lúc chồng gọi điện trách móc, chị lại thét lên đau đáu: “Trước đây tôi hiền lắm chứ, tại ai mà tôi ra thế này? Tất cả vì anh, vì gia đình nhà anh…”.

Cãi nhau chán rồi chị cúp điện thoại thở dài: “Cũng may chỉ làm dâu từ xa chứ ở gần chắc mình không thể chịu nổi. Nhiều khi tôi cũng tính chuyện ly dị nhưng nghĩ ngại ngần rồi lại thôi, lại tiếp tục chịu đựng”.

Trong tình cảnh như trên, chuyên viên Thanh Sĩ cho rằng, vai trò của người chồng rất quan trọng. Nếu thực sự yêu vợ và tinh tế thì anh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, đồng thời nói chuyện với gia đình mình để dàn xếp, thỏa thuận những nguyên tắc ứng xử như thế nào để không xảy ra mâu thuẫn. Song nếu cuối cùng vẫn không giải quyết được, ông cho rằng thì cách tốt nhất là hai vợ chồng nên dọn ra ở riêng để tránh va chạm.

“Các nàng dâu khi về nhà chồng cũng cần trang bị cho mình tâm lý bước vào một môi trường mới, cần tập làm quen để thích nghi. Chị em nên coi gia đình chồng cũng như gia đình mình, coi cha mẹ chồng cũng như cha mẹ mình thì trong một số trường hợp, con cái hy sinh, hạ mình một chút để làm vui lòng cha mẹ cũng là điều nên làm”, ông Sĩ nói.

Thi Trân

* Tên các nhân vật đã được thay đổi

(Theo vnexpress)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.