Phần 2: Khất thực buổi sáng, nghi lễ còn được giữ lại trên đất phật
Sunday, August 21, 2011 13:08
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Những người Thái ở Thái Lan đã bỏ mất những nghi lễ thể hiện sự tôn kính đức Phật. Nhưng ở Luông Pha Băng, người ta vẫn giữ nghi lễ đó đến tận bây giờ.
Rạng đông, cố đô bắt đầu những nghi lễ để tiễn những vì tinh tú còn sót lại và chuẩn bị đón mặt trời. Cùng lúc ấy, những chiếc xe tuk – tuk (một loại xe 3 bánh sặc sỡ dùng để chở khách du lịch như xe taxi) bắt đầu nổ liên hồi. Bên bờ sông, những người bán rong biển khô bắt đầu bày thúng, mẹt trên vỉa hè.
Bắt đầu những nghi lễ đưa tiễn những vì tinh tú sót lại và đón mặt trời.
Bên cạnh một cung điện cổ, chợ họp buổi sáng thật náo nhiệt. Trên phố, những thứ đặc thù của phương Đông thu hút sự chú ý và ngạc nhiên của khách du lịch châu Âu bắt đầu được bày ra. Những món đồ lạ bày la liệt: những tấm da trâu sấy khô, rau muống, trứng kiến, sóc quay, tương ớt…
Đủ các thứ gây tò mò được bán ở đây: chuột, sâu bọ, rau muống, …
Thời điểm đó là gần 6h sáng. Những nhà sư chuẩn bị nghi lễ khất thực buổi sáng quen thuộc của mình. Họ đi chân đất, lặng lẽ, thành những hàng gọn gàng trên phố. Buổi sáng mát mẻ của Luông Pha Bang điểm tô bởi những hàng dài màu áo vàng.
Các nhà sư đi một vòng quanh chùa với bát khất thực trên tay. Họ đến từng nhà. Trước cửa nhà, gia chủ đã quỳ ở đó và tặng nhà sư những bát xôi nóng đầu tiên của buổi sáng. Tất cả diễn ra trong im lặng. Gia chủ sẽ quỳ và suy nghĩ về sự cao thượng, tính độ lượng của con người.
Cũng cần nói thêm, sự có mặt của khách du lịch ít nhiều đã phá tan sự trang trọng của nghi lễ này trên phố. Những khách du lịch nước ngoài hòa lẫn vào dòng người dân Luông Pha Bang gây cản trở cho việc khất thực.
Những nhà sự chân đất đi khất thực.
Những người Thái ở Thái Lan, người anh em với người Lào trước thời công hữu ra đời, đã giết chết sự sùng đạo như thế này vì tính phồn thực và tư hữu của họ. Tất cả phật tử ở Thái Lan sẽ phải đến Luông Pha Bang một lần trong đời vào lúc trước khi trưởng thành để làm lễ ở đây. Luông Pha Bang là thành phố linh thiêng trong tâm linh những người theo đạo Phật. Tuy nhiên, thật khó đòi hỏi những người Thái đó tỏ vẻ tôn kính trọn vẹn nơi đây. Họ hồn nhiên chụp ảnh và quay sang cười nói hớn hở với những người bên cạnh khi tặng đồ cho những nhà sư khất thực.
Khi Unesco vào cuộc sau sự kiện Luông Pha Bang được công nhận di sản thế giới, cố đô đã được cứu khỏi một cuộc tàn phá và biến đổi như Chiềng Mai của Thái Lan. Chiềng Mai cũng là một trong những cố đô của quốc gia La Na. Nhưng đến bây giờ, nó đã phát triển làm mờ đi dấu ấn cố đô. Riêng Luông Pha Bang còn gần như nguyên vẹn.
Những đền đài, kiến trúc của cố đô đã được khôi phục lại
từ khi được công nhận di sản thế giới.
Những mái nhà sàn bằng gỗ ở trung tâm thành phố trước đây gần như bị tàn phá, những ngôi nhà tuyệt đẹp của thực dân Pháp, những đền, điện đã được trùng tu theo đúng kiến trúc cũ. Cho đến bây giờ, Luông Pha Bang vẫn thuyết phục tất cả du khách trên thế giới đây là một di sản đã được gìn giữ giá trị văn hóa đến tận bây giờ và mai sau.
(lefigaro.fr, Đặng Tuyền – Theo MaskOnline)