“Con trai tôi đáng yêu nhưng bừa bộn không chịu nổi. Tôi luôn phải soạn tập vở, đồ dùng học tập vào cặp cho cháu, nhắc nhở cháu về thời khoá biểu và các bài tập…
“Con trai tôi đáng yêu nhưng bừa bộn không chịu nổi. Tôi luôn phải soạn tập vở, đồ dùng học tập vào cặp cho cháu, nhắc nhở cháu về thời khoá biểu và các bài tập. Tôi e nếu không có người đi theo nhắc nhở thì con tôi không qua được phổ thông mất. Năm học đã bắt đầu và tôi thực sự rất lo lắng, tôi có thể làm gì để giúp con mình có tổ chức tốt hơn?”
Có lẽ đây không phải là băn khoăn của riêng một phụ huynh nào. Bạn cũng chia sẻ mối lo tương tự? Thật may mắn, theo các chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể giúp con mình ngăn nắp hơn. Giúp con bây giờ là giúp con về sau, vì bạn đâu thể lúc nào cũng ở cạnh con để ứng cứu.
Phương pháp dạy kĩ năng có tổ chức là giải quyết từng vấn đề một, tìm cách giải quyết đơn giản phù hợp với con mình, và kiên trì theo đuổi cho đến khi nó trở thành một thói quen.
Quả thực đau đầu khi con trẻ liên tục bày bừa đồ ra nhà. (Ảnh minh họa).
Có một vài giải pháp để thúc đẩy kĩ năng tự sắp xếp của con bạn… để giúp cho con (và cả chính bạn nữa!) có được một khởi đầu tốt cho một năm học mới.
Hãy thử những gợi ý sau:
1. Ngừng “ứng cứu”
Bước đầu tiên thường khó nhất (nhưng quan trọng nhất). Nếu bạn thực sự, thực sự muốn con gọn gàng hơn thì đừng làm trợ lý bất đắc dĩ cho bé nữa. Hãy quyết tâm dạy con kĩ năng tự tổ chức, sắp xếp; khi con đã hiểu và nhớ được rồi, bạn hãy lùi lại và để bé tự chịu trách nhiệm với bất kỳ hậu quả nào (như là nộp bài tập trễ, làm mất sách thư viện, không tìm thấy dụng cụ học tập…) Con nên học được bài học này càng sớm càng tốt.
2. Tạo không gian riêng cho mọi thứ
Bước tiếp theo là giúp con sắp xếp đồ đạc để có thể lấy và cất đi một cách dễ dàng. Bạn đừng cáu gắt những lúc thế này. Chỉ cần xác định những “điểm nóng” thường gây ra sự căng thẳng và tranh luận, sau đó tìm ra một giải pháp đơn giản để giải quyết. Sau đây là ba vấn đề thường gặp cùng một vài giải pháp; mẹo vẫn là tìm ra những gì hợp với con bạn và cứ theo đó mà làm.
- Vấn đề: Không tìm thấy áo khoác của con. Giải pháp: Dọn dẹp tủ quần áo ngăn nắp, thống nhất với con thứ gì treo, thứ gì gấp, thứ gì sẽ để ở đâu… (với một yêu cầu: thuận tiện, vừa tầm với của con) như thế con có thể tìm thấy đồ đạc của mình nhanh chóng.
- Vấn đề: Để quên tập vở và dụng cụ học tập. Giải pháp: Làm một cái móc cạnh bàn học (hoặc cạnh nơi con cất tập sách) để treo cặp hoặc ba lô của con mỗi khi con về nhà. Tất cả dụng cụ học tập sẽ được lấy ra và cất vào tại đây.
- Vấn đề: Thất lạc đồ đạc/ đồ chơi. Giải pháp: Bố trí những thùng nhựa nhỏ, trên đó dán nhãn tên (hoặc hình ảnh đối với trẻ nhỏ chưa biết đọc) mô tả các loại món đồ riêng biệt.
Thói quen dọn dẹp nhà cửa có lợi cho tất cả mọi người (Ảnh: Inmagine)
3. Giảm sự lộn xộn
Trẻ sẽ gọn gàng hơn khi không có sự lộn xộn trong nhà, nên hãy xem lại các kệ, tủ, đồ chơi, thùng dụng cụ và giúp con loại bỏ những thứ không cần thiết. Hãy quyết định cất bớt, đem đổi / cho hoặc vứt bỏ tùy theo tình trạng của món đồ cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình, và cố gắng làm như thế mỗi 2 tháng một. Để giúp phòng hoặc góc học tập của con bạn gọn gàng hơn, bạn có thể áp dụng những cách:
- Xoay vòng đồ chơi. Xem nào, thật sự có phải món đồ chơi nào con bạn cũng chơi đâu, đúng không? Thế nên hãy cất bớt đi và đem trở lại sau một vài tuần; như vậy không chỉ khiến con bạn sẽ thấy mình có nhiều đồ chơi mới mà còn giúp giảm bớt sự lộn xộn trong nhà. Và hãy nhớ là khi bạn đưa chúng ra thì phải cất những thứ khác đi.
- Tổ chức một gian hàng. Đây là lúc mà con bạn có thể có được một ít tiền bằng cách bán những món đồ chơi, quần áo hay sách cũ. Hãy để bé tập làm những tờ quảng cáo, làm hộp đựng tiền và trưng bày các vật phẩm.
- Làm từ thiện. Hãy đưa cho con một chiếc hộp và bảo con để vào đó những món đồ cũ không sử dụng nữa (nhưng không quá cũ và người khác vẫn còn có thể dùng lại được). Sau đó giúp con gửi chiếc hộp đó đến các địa chỉ nhận quyên góp hoặc hội từ thiện mà bé chọn.
- Cất giữ dưới gầm giường. Đối với những thứ ít dùng tới, hãy để vào những cái thùng có thể đẩy xuống dưới giường của con. “Xa mặt cách lòng” cũng là một “chiến lược” tốt cho sự ngăn nắp. Càng không nhìn thấy thì (hiển nhiên) con bạn càng ít làm lộn xộn hoặc làm mất đồ đạc hơn.
4. Tạo thói quen dọn dẹp nhà cửa
Một khi con đã có tổ chức tốt hơn, hãy cố gắng duy trì điều đó. Cách tốt nhất là hãy lên lịch dọn dẹp nhà cửa 1 – 2 lần / tuần. Tuy nhiên bạn cần thực tế và đừng mong đợi rằng phòng của con sẽ hoàn toàn sạch bóng; thay vào đó, hãy xem xét và phát hiện những “điểm nóng” cần được “chăm sóc” thường xuyên. Sau đó, đánh dấu những “Ngày dọn dẹp” lên lịch. Ví dụ: Thứ hai: bàn học; Thứ ba: phòng ngủ; Chủ nhật: cặp sách… Áp dụng nguyên tắc “Dọn dẹp rồi mới đi chơi (hoặc mới gọi điện cho bạn bè hoặc ngồi máy tính).” Chỉ tốn 10 phút mỗi Chủ nhật để con sắp xếp lại ba lô, sách vở, chuốt lại bút chì… thói quen này không chỉ có lợi cho con mà còn giúp cả nhà ngăn nắp hơn. Bạn cũng có thể tạo động cơ thúc đẩy con bằng cách đặt đồng hồ 10 phút, sau đó khuyến khích con chơi trò dọn dẹp “Chạy đua với thời gian”.
Con tiếp…
(Theo wtt)