ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Chín” nhanh đi con!
Tuesday, October 18, 2011 10:32
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Với mong muốn con mình sẽ giỏi hơn người, sẽ thành những tài năng toả sáng, nhiều cha mẹ ép con đi học quá sớm, học đủ các lớp từ trong trường đến ngoài trường, từ chính khoá đến ngoại khoá và cả những lớp năng khiếu, khiến trẻ mất hết thời gian vui chơi chạy nhảy và cạn kiệt sức lực.

tin180.com_122

“Là trẻ con đâu có gì sướng”

Dù mới ở tuổi tiểu học, có trẻ đã biết mô tả áp lực chuyện học căng thẳng như sau: “Con thấy mình khổ quá, học suốt không có thời gian chơi, 11 giờ đêm mới đi ngủ nhưng vô lớp thường quên không nhớ bài dù đã học thuộc vào tối hôm trước”. Hay tâm sự của một bé lớp 3: “Là trẻ con có gì đâu mà sướng, bị mắng chửi, bị ép học, lúc nào cũng học, học, học. Cô ơi, con ước mình được là người lớn để khỏi phải đi học!”

Ý thức rõ việc học quan trọng đối với tương lai của trẻ, nhiều phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền bạc và công sức cho con, nhưng đôi khi chính cha mẹ cũng phải thất vọng bởi tính “nửa vời” của trẻ: học đàn được hai tháng thì bỏ, học võ được sáu tháng trẻ chán, thay đổi gia sư mấy bận nhưng cũng không kèm được con học…

Nhiều trẻ là sản phẩm thúc ép của cha mẹ cũng sớm tạo được thành quả như học sinh giỏi liên tục năm năm tiểu học, thi năng khiếu được giải cấp quận, cấp thành phố… nhưng lên đến cấp hai thì trở chứng: bỏ học, thi rớt lớp 10 trong sự hẫng hụt và bàng hoàng của cha mẹ – họ không ngờ con mình trượt dốc nhanh như thế!

Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu vui chơi càng lớn, nhưng vì đây là độ tuổi trẻ còn phụ thuộc nhiều vào quyền lực và sự kiểm soát của người lớn nên trẻ dễ tuân phục theo sự sắp đặt của cha mẹ. Càng lớn, trẻ càng ý thức rõ việc học của mình chịu quá nhiều áp lực từ phía cha mẹ, không xuất phát từ ý thức và động cơ của bản thân, trẻ không tìm thấy niềm vui trong việc học nên sẽ luôn tìm cách né tránh và từ đó sa sút học hành. Một nguyên nhân khác: trẻ nhỏ bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức nhưng thiếu rèn luyện phương pháp tư duy, cách tự học, kỹ năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức… nên càng lên cao trẻ càng gặp nhiều khó khăn.

Nhiều trẻ học giỏi nhưng “khác người”, tính tình kỳ cục, khó hoà nhập với bạn bè và người xung quanh, thậm chí tự mãn coi thường người khác.

Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho con là việc làm cần thiết để giúp trẻ bộc lộ tài năng và sự sáng tạo, nhưng để làm được điều này phải dựa trên khả năng thực tế của trẻ chớ không phải cha mẹ cứ mong muốn là được. Và khi cha mẹ đầu tư đúng, chính đứa con sẽ cảm nhận được việc học là niềm vui.

Tài phải đi với đức

Giáo dục “tài” cho trẻ nhưng thiếu song hành với phát triển đạo đức trong nhân cách trẻ, nhiều trẻ học giỏi nhưng “khác người”, tính tình kỳ cục, khó hoà nhập với bạn bè và người xung quanh, thậm chí tự mãn coi thường người khác, quan niệm “chỉ cần học giỏi chớ không cần bạn”, sống ích kỷ và ít biết quan tâm chia sẻ, lấy việc học giỏi của mình để gây trở ngại và áp lực với cha mẹ mỗi khi muốn đòi hỏi điều gì…

Học tập của trẻ là việc suốt đời, vì vậy bên cạnh việc phát triển trí tuệ của con mình, cha mẹ hãy quan tâm giáo dục các phẩm chất nhân cách cho trẻ, như ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, ý chí vượt khó, tính mục tiêu, các giá trị đạo đức… để giúp trẻ đủ niềm tin và sức mạnh đối đầu với những áp lực khi bước vào các cấp học cao hơn, như vậy con đường học vấn của trẻ mới vững vàng.

(theo sgtt)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.