ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Học nói cùng con
Thursday, October 6, 2011 13:08
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ai cũng biết, “chuyện phiếm” với con mỗi ngày là cách tốt nhất giúp con học nói. Nhưng cụ thể thế nào?

 

1. Đáp lại tiếng khóc của bé

 

Trong năm đầu tiên, khóc là phương tiện truyền tải thông tin hữu hiệu của trẻ. Hãy trả lời tiếng khóc, tiếng ê a của con bằng cách nhìn vào mắt bé, gật đầu và nói những lời âu yếm. Bé sẽ biết rằng mình đang được lắng nghe, được sống trong một nơi an toàn, nơi mà các nhu cầu đều được đáp ứng.

 

2. Trò chuyện với con

 

Bạn có thể trò chuyện với con ngay từ khi con được 1 tháng tuổi. Đừng tưởng con không biết “nói” nhé. Hãy nhìn cái miệng đang hóng hớt của con, hãy nhìn đôi mắt đang rất chăm chú vào bạn. Khi bạn đáp lại những hành động ấy, nghĩa là hai phía đang nói chuyện với nhau rồi. Những cấu trúc đơn giản nhất của một cuộc trò chuyện đã được hình thành, trẻ hiểu rằng mình được trả lời khi có nhu cầu “giao tiếp”.

 

3. Dựa vào ngôn ngữ riêng của con

 

Nếu bạn thấy con hãy phát ra những tiếng “e, e”, bạn sẽ dạy con nói từ “mẹ”. Khi thấy con nói trôi chảy “a, a” bạn sẽ dạy con nói “bà”, “bà”…

 

4. Đọc/ hát cho bé nghe

 

Hãy cho con xem những cuốn sách, truyện nhiều hình vẽ. Vừa đọc vừa chỉ con những hình ảnh có trong truyện. Từ sáu tháng tuổi bạn có thể đọc cho con nghe những câu chuyện ngắn, những bài thơ, bài vè có vần điệu, vui tươi dễ nghe, dễ thuộc hoặc hát cho con nghe những bài hát của trẻ thơ, dạy con vỗ tay theo bài hát để kích thích ngôn ngữ.

 

5. Gọi tên sự vật nhiều lần

 

Bất kể lúc nào khi cho con ăn, khi tắm cho con, hãy gọi tên những đồ vật xung quanh và chỉ cho con thấy. “Đây là tivi”, “đây là chân mẹ”, “đây là chân Bon”… Trò chuyện với con bằng những câu ngắn và đơn giản: “Con đói rồi hả”, “Con ngồi đây mẹ đi pha sữa nhé”… Điều này giúp con nhận thức được đồ vật, xây dựng vốn từ và nhận biết mối liên hệ giữa hành động và lời nói.

 

6. Dạy con cách nhìn, nghe và làm theo

 

Nhìn thẳng vào mắt con để hướng dẫn con nhìn vào vật rồi nhìn miệng mẹ để xem cách phát âm. Lặp đi lặp lại nhiều lần, khuyến khích con nói những điều con nhìn thấy.

 

7. Mở rộng phạm vi giao tiếp

 

Cho con đến những nơi mới như công viên, rạp xiếc để con được khám phá cuộc sống. Tiếp xúc với những hoàn cảnh mới, sự vật mới sẽ giúp con mở rộng khả năng giao tiếp và vốn từ.

 

8. Tuân thủ 4 nguyên tắc

 

- Sử dụng ngôn ngữ chuẩn (cả trong ngữ điệu và ngôn từ), tránh những từ không hay, từ lóng, tránh nựng bé bằng cách nói sai theo bé.

 

- Độ phức tạp tăng dần: Ban đầu cha mẹ dạy con nói 1 từ, rồi tăng lên 2 từ, rồi tăng lên thành một cụm từ, một câu phức tạp hơn. Dạy con nói những danh từ, động từ thân thuộc với đời sống hàng ngày của con trước rồi mới đến những từ trìu tượng hơn.

 

- Kiên nhẫn và kiên nhẫn: Hãy chú ý lắng nghe con nói, nghe con nói hết rồi mới nhắc lại lời con nói theo cách chuẩn nhất để con hiểu và sửa sai theo cách cha mẹ vừa làm. Khi nói chuyện cha mẹ nên chọn những câu ngắn, đơn giản để con học và tiếp thu.

 

- Đừng tiếc lời khen: Khi con học được một từ mới đừng tiết kiệm lời khen (dù bạn có phải dịch mãi mới ra). Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và hào hứng hơn, thích nói, thích học từ mới hơn.

 

Lan Tường

Theo Ivillage

(Theo dantri)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.