Tại nhiều địa phương Ấn Độ vẫn duy trì phong tục truyền thống: phụ nữ khi xuất giá phải chuẩn bị của hồi môn tặng cho nhà chồng. Của hồi môn càng nhiều, càng chứng tỏ địa vị xã hội và tiềm lực kinh tế của nhà gái.
Nhiều cô gái trẻ tại Ấn Độ áp lực nặng nề trước phong tục sắm sanh của hồi môn khi xuất giá. |
Cùng với đà tăng chóng mặt của kinh tế Ấn Độ, của hồi môn trong ngày cưới, đặc biệt là các trang sức bằng vàng hoặc đá quý, ngày càng trở thành áp lực với các cô dâu. Với người Ấn Độ, trang sức là một vật bất ly thân trong cuộc sống thường ngày và càng có ý nghĩa thiêng liêng trong ngày kết hôn.
Trang sức luôn được xem vật bất ly thân với phụ nữ Ấn Độ trong ngày thường và lễ cưới. |
Do vậy, nhiều cô gái trẻ căng thẳng khi phải xoay sở kiếm tiền để sắm sanh những món đồ đắt giá này trong ngày lễ trọng đại của đời mình.
Vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ khiến mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. “Phú quý sinh lễ nghĩa”, khi tầng lớp tỷ phú, đại gia mọc lên như nấm thì muôn hình vạn trạng những hoạt động tiêu tiền cũng nảy nở tại quốc gia này. Đặc biệt là mức độ xa hoa của các tiệc cưới đã dần trở thành đặc trưng khó lẫn của Ấn Độ. Đó cũng là điều mà các cô gái trẻ bận tâm không kém.
Trước những áp lực nặng nề này, không chỉ người nghèo mà các tầng lớp phổ thông tại Ấn Độ cũng đang có tâm lý “ngại” sinh con gái. Còn các cô gái đã tới tuổi cập kê thì lo ngay ngáy vì nguy cơ ế ẩm cận kề.
(theo baodatviet)