ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Gỡ bom nổ chậm trong nhà
Monday, November 21, 2011 10:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong cuộc sống, hiếm gia đình nào lại không có những bí mật, những uẩn khúc. Nhưng sống trong nhà mà cứ phải ôm theo những điều luôn giấu kín thì chẳng khác nào ôm bom nổ chậm! Phải làm gì để tháo ngòi quả bom nổ chậm đó cho con cái được an toàn?

Con tuổi nào mới có thể giải mật?

Gỡ bom nổ chậm trong nhà - Tin180.com (Ảnh 1)

Trong mối tương quan của một gia đình, bí mật thường có hai loại chính: bí mật cá nhân và bí mật có liên quan. Bí mật cá nhân là những góc khuất trong quá khứ của riêng cha hoặc mẹ. Những điều này ít người biết, và nó chẳng mấy ảnh hưởng đến ai, miễn cá nhân đó sống thật tốt với gia đình hiện tại. Loại thứ hai là bí mật có liên quan, như cha mẹ làm ăn thất bại, cha ngoại tình, cha hoặc mẹ mắc bệnh nan y v.v. nghĩa là những điều can hệ trực tiếp đến các thành viên còn lại trong gia đình, cụ thể là con cái. Với loại bí mật đầu tiên, tốt nhất là “sống để bụng chết mang theo”, vì có nói ra cũng chẳng giải quyết được gì. Với loại bí mật thứ hai, thông thường phụ huynh chủ trương tiết lộ càng trễ càng tốt, để con được sống trong vui vẻ hồn nhiên. Giải quyết như thế có ổn không?

Gia đình là một tổ chức như mọi tổ chức khác, dù ở mức là đơn vị nhỏ. Tưởng tượng xem, nếu trong một tổ chức mà mọi thông tin – hoặc ít nhất là những thông tin không vui – cứ bị giấu nhẹm thì sẽ ra sao? Những con người trong tổ chức ấy sẽ xử lý mọi việc thế nào khi không có đầy đủ thông tin cần thiết? Yêu thương vô điều kiện là một trong những tính chất cực kỳ quan trọng làm cho gia đình đặc biệt hơn bất kỳ tổ chức nào khác. Nếu tính chất ấy bị phai nhạt thì sự thiêng liêng rất đặc biệt của đơn vị gia đình cũng phai nhạt theo, khi ấy trẻ sẽ cảm thấy “nhà ta có gì hay ho hơn những chỗ khác đâu!”

Khi bạn yêu thương ai, tôn trọng ai, tin tưởng ai, bạn có muốn giấu người ấy điều gì không, dẫu đó là điều không vui? Chỉ có điều, khi cắt nghĩa với con, cần có cách diễn đạt phù hợp để trẻ cảm nhận đầy đủ điều bạn muốn tâm sự. Ví dụ: một người mẹ có ba đứa con, bé út hai tuổi bị bại não nặng. Chị đã cắt nghĩa với hai đứa con ở độ tuổi nhi đồng của mình rằng: “Tụi con ơi, nhà mình có năm người, như bàn tay có năm ngón. Thiếu đi một ngón thì sẽ thành bàn tay cụt, khủng khiếp lắm. Vậy khi có ngón nào bị thương, mình sẽ chữa vết thương cho ngón ấy chứ không cắt bỏ. Nhà mình có em bị bệnh, giống như một ngón tay hơi bị thương một tí thôi, bây giờ cả nhà mình sẽ cùng nhau chữa bệnh cho em để có năm ngón tay lành lặn và để bàn tay không bị cụt. Tụi con sẽ giúp ba mẹ nhé?”

Thế con ở độ tuổi nào thì cha mẹ có thể giải mật? Tuổi tác chẳng bao giờ là một chướng ngại nếu cha mẹ thật sự làm bạn với con ngay từ lúc con chào đời. Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng trí tuệ của con. Ví dụ: có một bé hôm đó đến lớp mẫu giáo với gương mặt rầu rĩ. Khi cô giáo hỏi, bé trả lời: “Hôm qua ba mẹ con cãi nhau nên tối ba con không về nhà, bà ngoại con khóc!” Rõ ràng khả năng quan sát và nhận xét ở con trẻ cực kỳ cao và tinh tế. Có thể bé không hiểu hết những từ ngữ của bạn, nhưng hãy tin rằng bé lĩnh hội được trọn vẹn tinh thần những điều bạn muốn nói, với điều kiện bạn phải trao đổi với bé thật thành tâm, chứ đừng “diễn” vẻ mặt thành tâm với bé!

Bài học cây kim trong bọc

Yêu thương vô điều kiện là một trong những tính chất cực kỳ quan trọng làm cho gia đình đặc biệt hơn bất kỳ tổ chức nào khác. Nếu tính chất ấy bị phai nhạt thì sự thiêng liêng rất đặc biệt của đơn vị gia đình cũng phai nhạt theo.

Còn nếu phụ huynh vẫn quyết tâm “ôm bom nổ chậm” thì sao? Thì nguy cơ “nổ banh xác” rất cao: một ngày nào đó, con trẻ phát hiện được một bí mật lớn mà cha mẹ đã giấu, tất nhiên trẻ sẽ phản ứng. Những phản ứng này sẽ có rất nhiều hình thức biểu hiện, nhưng quy về vài xu hướng chính là: hoặc bé dễ bị trầm cảm từ nhẹ tới nặng, hoặc bị sốc vì cảm thấy mất niềm tin đâm ra bất cần đời. Nếu cha mẹ thiếu kỹ năng xử lý ở thời điểm này thì hậu quả khá đau lòng, và thường kéo dài cho đến khi bé gặp được người biết cách xử lý. Bằng không, sự việc có thể sẽ ám ảnh bé thật lâu, đôi khi là suốt đời. Hơn nữa, khi gặp hoàn cảnh này, phụ huynh cũng sốc không thua gì bé, từ đó dẫn đến những cách giải quyết theo kiểu vá víu, thiếu hợp lý vì đôi bên đều cùng hoảng sợ.

Vậy nếu ai đó lỡ lâm vào tình huống này thì cách tốt nhất là nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, cùng hợp tác với họ để giúp mình và giúp con vượt qua cơn khủng hoảng.

Lê Thị Phương Nga (chuyên gia nghiên cứu trẻ em)

Gỡ bom nổ chậm trong nhà - Tin180.com (Ảnh 2)

Phan Thị Minh, 48 tuổi, Bình Thạnh, TP.HCM:

Được chia sẻ hoàn cảnh gia đình, trẻ thêm kinh nghiệm sống

Hiếm cha mẹ nào muốn chia sẻ những thầm kín của mình với con cái, phần lớn họ sợ con cái không hiểu, có cái nhìn xấu về cha mẹ. Giữ bí mật cũng là cách họ bảo vệ sự an toàn cho con. Nhưng điều bí mật nào đến phút cuối cũng phải phơi ngoài ánh sáng. Việc chia sẻ với con về hoàn cảnh của mình, cũng là một cách giúp trẻ trưởng thành, chín chắn hơn. Nhiều phụ huynh thường bỏ qua, hoặc quát mắng khi con trẻ có những lời can thiệp vào chuyện riêng của mình. Bạn nên biết rằng ở trong gia đình, trẻ con cũng là thành viên, cần được tôn trọng khi đưa ra ý kiến.

Khi bạn chia sẻ với con, con bạn có thể phản ứng bằng cách khóc, bỏ nhà đi, hoặc nín lặng trong nỗi buồn… Chính vì vậy, trước khi quyết định kể cho con nghe hoàn cảnh gia đình, bạn nên tiên liệu những tình huống có thể xảy ra.

Gỡ bom nổ chậm trong nhà - Tin180.com (Ảnh 3)

Lê Ngọc Phi, học sinh lớp 10, Thủ Đức, TP.HCM:

Được lắng nghe, chúng em sẽ sống có trách nhiệm hơn

Năm em học lớp 6, một buổi tối, cha mẹ họp cả gia đình lại, đưa ra thông báo: “Từ ngày mai các con sẽ về ở với ông bà ngoại, ba mẹ xuống dưới thuyền, còn căn nhà này bán đi để trả nợ”. Là con cả trong nhà, em hỏi ba mẹ vì sao phải nợ đến bán nhà, mình không thể mua nhà nhỏ hơn để cùng gia đình sống chung được hay sao. Em nói xong thì bố gạt ngang, bảo em là con nít, không nên xen vào chuyện người lớn. Ba năm sau, cha mẹ mới mua được nhà, và gia đình em lại được sống chung dưới một mái ấm.

Cha mẹ em không có thói quen giấu con cái điều gì, nhưng tuyệt nhiên, khi các con cho ý kiến thì cha mẹ đều không quan tâm. Em vẫn muốn cha mẹ lắng nghe những đóng góp từ con cái, để chúng em cảm thấy có trách nhiệm hơn, và trưởng thành hơn từ cuộc sống trong gia đình.

Nguyên Cao (ghi)

(theo sgtt)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.