Sự dịu dàng của phụ nữ là ưu điểm để uốn nắn và giữ chồng. Nếu áp dụng không đúng lúc thì ưu điểm này không thể phát huy tác dụng.
|
Chồng Thu nhìn vợ đầy ngờ vực, rồi buông một câu khiến Thu hụt hẫng: “Thôi, đừng giả tạo nữa. Cô muốn gì thì cứ ‘thẳng toẹt’ ra đi”. Không thể kiềm chế, Thu gào lớn: “Tôi muốn gì à? Anh biết rồi đấy. Tôi muốn ly hôn”. Xong, chồng Thu nhìn vợ dửng dưng, quay gót ra cửa. Còn trong nhà, Thu đã hất đổ mâm cơm với bao công chuẩn bị.
Mọi lần vì còn ức chồng, lại bận bịu con nhỏ nên Thu toàn mua đồ ăn sẵn, chỉ cắm cơm với nấu thêm bát canh. Chồng Thu về trước thì tự dọn cơm, ăn trước. Nếu chồng về sau, Thu cũng ăn cơm trước, không để phần chồng (vì muốn trừng phạt chồng)… Sau đó, hai mẹ con Thu ôm nhau ngủ, đẩy chồng sang phòng khác, coi như chồng là “cái bóng” trong nhà. Chồng Thu nhiều lần muốn làm lành nhưng toàn bị Thu gạt ra. Chính vì lẽ đó, khi Thu thay đổi 100% thái độ khiến chồng Thu… choáng và có phản ứng khó chịu. Hậu quả, cách giữ chồng bằng dịu dàng của Thu thành “xôi hỏng bỏng không”.
Cùng chung tâm lý hụt hẫng khi muốn dịu dàng với chồng là Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội). Từ lúc kết hôn đến giờ đã 2 năm, chồng Huyền chưa bao giờ đụng tay vào việc nhà. Thậm chí, những việc của đàn ông như dắt xe, kê lại bàn ghế… anh cũng không làm. Đã thế, mẹ chồng Huyền lại có quan điểm: “Phụ nữ là phải làm việc nhà, đừng có hở ra là sai chồng”.
Nhăn nhó, cau có rồi khóc lóc nhờ chồng việc nọ – việc kia nhưng Huyền không thấy hiệu quả. Nói nhẹ nhàng, chồng cũng không nghe. Huyền nghĩ phải dịu dàng, năn nỉ nhiều hơn nữa mới nhờ được chồng. Một lần, thấy chồng đang ngồi nghe nhạc trên mạng, Huyền nhẹ nhàng nhờ chồng đi mua chai tương ớt, chồng Huyền vẫn làm thinh như không nghe thấy. Huyền năn nỉ mạnh hơn thì bị chồng… quát. Cảm thấy hụt hẫng và bị tổn thương, Huyền không còn muốn dịu dàng với chồng nữa mà đành kệ vậy.
Dịu dàng phải có cách
Trường hợp khác khiến những lời dịu dàng của vợ thất bại là người vợ dùng chúng như “vũ khí” để sai chồng. Chỉ “ngọt” khi cần người đổ rác, đón con… không thì “đừng hòng”. Ngay khi thấy đang bị sai khiến, người chồng sẽ bật lại vợ theo hướng tiêu cực hơn.
Vì thế, để sự dịu dàng có tác dụng tốt thì người vợ cần dùng nó hàng ngày. Dịu dàng với chồng không chỉ để nhờ vả chồng, không phải chỉ sau khi cãi cọ hoặc đổi thái độ đột ngột… Một khi đã thành thói quen thì người chồng không còn thấy có “âm mưu” nào sau những lời ngọt ngào của vợ nữa. Khi đó, dù là khen ngợi, nịnh nọt, chê trách hay sai khiến, làm lành thì những lời dịu dàng cũng dễ được chấp nhận hơn. Tất nhiên để thành công thì cũng cần thái độ thiện chí từ người bạn đời.
Mevabe