ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Làm quan từ thuở còn thơ
Tuesday, November 29, 2011 8:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Có dịp ra Vũng Tàu thăm gia đình người chị, cô giáo H. hoàn toàn bất ngờ với câu chuyện của cháu gái khi bé khổ sở tâm sự: “Mẹ bắt con phải có một cái chức trong lớp!” Ngay từ lớp 1, bé phải xung phong làm lớp trưởng, năm học sau cô giáo chọn một bạn phù hợp hơn thì mẹ lại “nói nhỏ” với cô để bé được làm lớp phó. Bởi theo mẹ bé, tập cho con làm quen với phong cách lãnh đạo ngay từ nhỏ thì sau này ra đời được “ăn trên ngồi trước” với thiên hạ!

Làm quan từ thuở còn thơ - Tin180.com (Ảnh 1)

Lợi bất cập hại

Một phụ huynh lớp 5 tâm sự rằng cô giáo chủ nhiệm vừa mời chị vô nói chuyện về việc con gái chị – cô lớp trưởng dễ thương, học giỏi đã trở thành “đại bàng” trong lớp. Chị còn sốc hơn khi biết con mình lợi dụng chức vụ để bắt bạn “cống nạp” thức ăn, đồ uống, cục kẹo, cái bánh… mặc dù gia đình chị không hề thiếu thốn. Vì sợ lớp trưởng nên cô bé sai gì các bạn đều răm rắp nghe theo, nếu bạn không làm thì sẽ bị ghi tên, ghi tội vào những buổi trực nhật để cô giáo phạt, hoặc căng hơn là lôi kéo cả lớp tẩy chay kẻ chống đối!

Làm cán bộ lớp là cơ hội để trẻ thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, thông qua việc giám sát, nhắc nhở các bạn tuân thủ nội quy của lớp, của trường để chung tay xây dựng nề nếp kỷ luật. Nhiều trẻ sẽ trưởng thành hơn và có kỹ năng ứng xử giao tiếp, có kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phán đoán, ra quyết định… khi thực thi trách nhiệm của mình. Nhưng bên cạnh đó, cũng có trẻ nhận ra sức mạnh của mình có thể ảnh hưởng đến người khác, nên sử dụng uy quyền để ra oai bắt nạt bạn bè, thậm chí tống tiền để bao che bạn vi phạm kỷ luật!

Có phụ huynh chỉ muốn con mình là học sinh bình thường vì sợ có chức tước trong lớp, trẻ sẽ phải chịu áp lực từ nhiều phía. Việc “bắt lỗi” các học sinh khác có thể là nguyên nhân để trẻ bị ghét, bị công kích; thầy cô lại trút trách nhiệm lên trẻ để chỉ trích, la mắng… khi bạn bè vi phạm, lớp ồn, các bạn học không nghiêm túc; bên cạnh áp lực học tập thì gánh nặng trách nhiệm của vị trí đầu tàu càng làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi…

Biến bất lợi thành có lợi

Cần giáo dục cho trẻ nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để trẻ có thái độ đúng đắn, có những hành vi ứng xử phù hợp trong các quan hệ giao tiếp học đường. Giúp trẻ hiểu rằng muốn nắm giữ vị trí lãnh đạo phải rèn ý thức tự giác cao trong học tập; để được các bạn tin tưởng, nể phục, trẻ phải biết tạo uy tín bằng sự gương mẫu và tích cực của bản thân. Qua đó, trẻ sẽ có được môi trường để tự rèn những phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, năng lực điều hành lãnh đạo và làm việc nhóm…

Nếu trẻ có năng lực và tố chất lãnh đạo, cha mẹ nên khích lệ và ủng hộ trẻ, bởi thông qua công việc thực tế trẻ sẽ học được các phương thức xử lý và giải quyết vấn đề, trở nên năng động, tự tin và trưởng thành lên rất nhiều trong vai trò của người thủ lĩnh.

ThS tâm lý học Nguyễn Thị Mỹ Linh
(giám đốc trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý và
truyền thông cộng đồng TP.HCM)

Cần dạy con cách cư xử hoà nhã

NGUYỄN LAN PHI (TP.HCM)

Con tôi toàn từ chối làm cán bộ. Hồi lớp 1 cô bảo làm này làm kia, cu cậu chẳng làm. Về nhà tôi hỏi sao con không làm, cu cậu bảo làm cán bộ phải đi tới đi lui mệt lắm: sáng vô lớp phải đi kiếm cái bảng lớp, ôm cả chồng tập đi phát… Theo tôi thấy dù là phó, trưởng lớp hay ít nhất là tổ trưởng, thì cái đầu tiên cần dạy con là cách cư xử hoà nhã, vui vẻ với bạn bè, vì dù có học giỏi mà láo ơi là láo thì bạn bè không phục mà thậm chí còn bị đánh.

Trẻ làm lớp trưởng khổ thật

VÕ THỊ TRIỆU MẪN (VŨNG TÀU)

Đúng là mình thấy trẻ làm lớp trưởng khổ thật. Lớp con trai mình có 60 học sinh. Lớp thì dài nên lớp trưởng đứng ở dưới lớp hô “các bạn đứng” gân hết cả cổ, đến khổ. Mà đâu phải hô một lần là được, hô đến mấy lần các bạn mới đứng yên theo đúng ý cô. Nhưng nói chung, gần như bé nào cũng thích làm cán bộ. Con trai mình sau ba lần rụt rè thì hôm qua cũng về báo “con được làm tổ trưởng”. Thôi thì vin vào cái chức đó để còn điều chỉnh cu cậu không được nói chuyện trong giờ, chịu khó học không các bạn khác cười.

Giúp con vượt qua được chính mình

TRẦN THỊ KIM LOAN (TP.HCM)

Tôi cũng thích con gái xung phong làm lớp trưởng, để dù được hay không thì con cũng vượt qua chính mình, không rụt rè nhút nhát nữa. Nếu con được làm lớp trưởng, mình sẽ khuyên con cần phải học tốt, gương mẫu và nói đúng làm đúng thì mới quản được các bạn. Nhưng vấn đề là nếu không được thì không biết con có thất vọng và lần sau có dám xung phong giữ những trọng trách khác của lớp?

T. Hường ghi

(theo sgtt)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.