ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đũa lệch cùng mâm
Tuesday, December 27, 2011 8:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sự chênh lệch trình độ giữa vợ và chồng sẽ dẫn đến những khác biệt về nhận thức, hành vi ứng xử, giao tiếp, quan niệm sống, kỹ năng sống và nhất là cách nuôi dạy con cái

Vừa về tới cổng nhà trọ, tôi đã nghe tiếng lẻng xẻng vang lên từ phòng vợ chồng anh Thanh. Mấy tháng nay, mọi người ở khu trọ Ấp Doi (quận Gò Vấp – TPHCM) đã quá quen với cảnh cự cãi của anh Thanh và chị Ly (vợ anh) mỗi khi họ có việc không vừa lòng nhau.

Nảy sinh bất đồng

Ngày xưa, anh Thanh và chị Ly là “cặp đôi vàng” của xóm trọ bởi tình yêu đẹp của hai người. Thi rớt đại học, chị Ly từ Nghệ An vào TPHCM làm công nhân một công ty may ở quận 12 – TPHCM. Tại đây, chị gặp anh Thanh. Thấy anh nhà nghèo nhưng lại có chí học hành nên chị Ly thương anh lúc nào không hay và dốc sức làm lụng lo cho anh ăn học. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh học tiếp thạc sĩ để làm giảng viên đại học. Thấy chị quá vất vả, mọi người thắc mắc sao không để anh Thanh vừa làm vừa học thì chị gạt đi: “Ảnh học mệt lắm rồi, sức đâu mà đi làm thêm”.

Đũa lệch cùng mâm - Tin180.com (Ảnh 1)

Để gia đình hạnh phúc, vợ chồng cũng cần có sự tương đồng. Ảnh: HỒNG ĐÀO

Sau khi anh nhận bằng thạc sĩ, họ cưới nhau. Ai nấy đều mừng cho chị vì lấy được người giỏi giang, “không tham vàng bỏ ngãi”. Căn nhà trọ của anh chị càng thêm hạnh phúc khi bé Châu ra đời. Thế nhưng, thật không ngờ, cũng từ đây, sự “lệch pha” về trình độ học vấn đã dẫn đến những bất đồng về cách nuôi dạy con.
Có hôm bé Châu bị sốt khóc suốt đêm, anh mắng chị: “Làm mẹ mà không biết nuôi con”. Anh còn hay lấy chuyện chị Ly không thể cho con bú để dằn vặt mỗi khi có chuyện không hài lòng. “Tôi có bệnh nên không cho con bú được, tôi khổ lắm, vậy mà ảnh cứ lấy chuyện đó ra sỉ vả” – chị Ly nói trong nước mắt. Không dừng lại ở đó, mỗi khi chị góp ý chuyện anh hay nhậu nhẹt thì anh thô lỗ: “Cô ở trong xó bếp thì biết gì? Cái đó gọi là “giao lưu” biết chưa”. Thậm chí, có lần anh còn đánh chị.

Không muốn vợ hơn mình

Một cuộc khảo sát của Trung tâm Tư vấn Gia đình Việt trên 100 cặp vợ chồng là cán bộ, công chức tại TPHCM cho thấy 46% người được hỏi cho rằng nên xây dựng gia đình với người có trình độ tương đương với mình; trong khi có 51% cho rằng gia đình vẫn hạnh phúc khi chồng có trình độ cao hơn vợ chút ít.

Mới đây, trong một buổi sinh hoạt về giới tính, tình yêu, hôn nhân được tổ chức tại khu nhà trọ ở phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức – TPHCM, các bạn sinh viên và công nhân đã tranh luận rất sôi nổi về vấn đề này. Đa số các nữ công nhân trẻ đều ao ước “được yêu và cưới mấy anh sinh viên ở cùng khu trọ”; trong khi đó, nhiều nữ sinh viên lại nói thẳng: “Không thích yêu các bạn học cùng lớp mà để sau khi ra trường, có việc làm, khi ấy sẽ có cơ hội chọn lựa người đàn ông hơn mình một cái đầu”.

Điều khá bất ngờ là không có công nhân nam nào bày tỏ ý định sẽ yêu và cưới các bạn nữ sinh viên làm vợ. Anh Nguyễn Công Minh, cán bộ quản lý một công ty ở KCX Linh Trung – TPHCM, đúc kết: “Đàn ông không muốn cưới vợ giỏi hơn mình nhưng cũng không muốn lấy một người vợ quá kém mình”.

Chỉ 10% sống hạnh phúc

Theo bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt, sự chênh lệch trình độ giữa vợ và chồng sẽ dẫn đến những khác biệt về nhận thức, hành vi ứng xử, giao tiếp, quan niệm sống, kỹ năng sống và nhất là trong cách nuôi dạy con cái. “Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10% vợ chồng chênh lệch trình độ sống hạnh phúc. Đa số rơi vào trường hợp chồng có trình độ cao hơn vợ”.

(theo nld)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.