ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đau đầu nghĩ “mưu” trị vợ
Sunday, December 25, 2011 10:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khi đoàn đón râu ra xe, tôi thấy ông bố vợ thở phào như trút được gánh nặng. Ông anh vợ còn bắt tay rất thân mật và vỗ vai rất thân tình, thái độ như là người đồng cảm. Tôi hơi ngạc nhiên, ngoảnh sang thấy vợ của anh ta trừng mắt…
Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống, tôi đã được nghe các bậc cao niên răn dạy hàng trăm lần trước khi lấy vợ. Tôi đã lắng nghe và thực hiện theo, nhưng khốn nạn cho cái thân tôi không may mắn. Vợ tôi tông tích chuẩn mực, con nhà gia giáo, thế nhưng cô ấy là một dạng cá biệt. Vợ tôi đã khiến lời răn dạy của các cụ trong trường hợp này trở nên sai bét.

Tôi là kiến trúc sư đang làm chủ một công ty tư vấn, thiết kế xây dựng khá thành công. 30 tuổi, khi sự nghiệp đã tạm ổn, tôi mới nghĩ đến chuyện lấy vợ. Tôi là sếp của một công ty có vài chục nhân viên, đương nhiên vợ tôi phải là người sang trọng. Thế nhưng tìm được một người phụ nữ có cốt cách sang trọng không hề dễ.

Kén cá, chọn canh mãi, tôi mới nhắm được một cô cổ cao 3 ngấn, đi đứng khoan thai. Về khoản ăn uống, thời trang thì khỏi phải bàn. Cứ chỗ nào nổi một chút ở Hà Nội này là cô ấy đã từng có mặt. Cô ấy con nhà gia giáo, mẹ là cán bộ ngoại giao đang công tác tại nước ngoài, còn bố là giảng viên một trường đại học. Lý lịch quá tốt, tôi cũng phải tốn rất nhiều công sức mới cưa đổ được cô gái này. Đưa người yêu đi giới thiệu với họ hàng, ai cũng khen tôi tinh đời, khéo chọn. Cô ấy nói chuyện, cư xử với mọi người thì… không chê vào đâu được. Chắc là ảnh hưởng gien ngoại giao của mẹ. Bị thúc giục ghê quá, tôi quyết định cưới khi mới yêu được 3 tháng. Tặc lưỡi cưới vợ thì cưới liền tay, các cụ đã dạy thế. Mới cả người lớn tuổi còn khen, họ có kinh nghiệm thế chắc tôi cũng chẳng cần tìm hiểu kỹ.

Đám cưới của tôi tổ chức rất linh đình, 2 họ đều phấn khởi. Nhưng có điều hơi lạ là sự phấn khởi của họ nhà gái hơi thái quá. Sự mừng rỡ ra mặt này khiến tôi không khỏi nghi ngờ. Trong buổi đón dâu, ông bố vợ còn lôi tôi ra dặn dò rất nhiều, đại loại là: “Cũng là người của gia đình rồi, thỉnh thoảng con qua nhà 2 bố con uống rượu tâm sự”. Hoặc như: “Bố hiểu tính con Nga (vợ tôi) lắm, bố có thể tư vấn cho con rất nhiều chuyện gia đình…”.

Khi đoàn đón râu ra xe, tôi thấy ông bố vợ thở phào như trút được gánh nặng. Ông anh vợ còn bắt tay rất thân mật và vỗ vai rất thân tình, thái độ như là người đồng cảm. Tôi hơi ngạc nhiên, ngoảnh sang thấy vợ của anh ta trừng mắt, ông anh vợ lập tức đút tay vào túi quần, mắt lảng nhìn ra chỗ khác. Tôi suýt bật cười, lúc đó tôi nghĩ rằng mấy ai được như vợ của anh ta. Chắc ông anh vợ đang cảm thấy tôi tội nghiệp lắm, và anh tỏ ra là người luôn luôn thấu hiểu và sẵn sàng chia sẻ. Chả nhẽ vợ tôi cũng ghê gớm như vợ của anh? Tôi thoáng nghĩ tới điều tồi tệ nhưng rồi ý nghĩ đó chợt bay biến. Vợ tôi xinh xắn, nữ tính thế kia, sao có thể đem ra so sánh với bà vợ kia.

Đau đầu nghĩ ’mưu’ trị vợ - Tin180.com (Ảnh 1)

Sau tuần trăng mật tại Sapa, chúng tôi về căn nhà hạnh phúc. Căn nhà này do chính tay tôi thiết kế và dựng nên từ những viên gạch lát cho đến những cây cảnh trong sân vườn. Tôi đang hồi hộp chờ đợi không biết vợ sẽ cho ăn món gì thì cô vợ xuất hiện trong một bộ đồ rất đẹp. Vợ nhìn tôi trìu mến rồi bảo: “Em thích đi ăn bún thang, nhưng phải là bún thang ở Lương Văn Can cơ”. Thế là tôi đành phải chiều lòng vợ. Cái bát bún lõng bõng nước đối với sức trai của tôi chẳng phù hợp cho lắm. Ăn 1 bát thì đói, ăn 2 bát thì cũng chỉ no cái lúc đó, chạy về đến nhà là lại đói. Thế nên trên đời này tôi ghét nhất là ăn bún vào bữa ăn chính.

Chiều hôm sau đi làm về, đợi mãi không thấy vợ về nhà, gọi điện cũng không được. Một lúc sau cô ấy về mang theo một hộp piza to đùng. Cô ấy bảo là thích nhất món này, nhưng trước đây không dám ăn vì sợ béo. Nay lấy chồng rồi, ăn để có sức mà sinh em bé.

Hôm sau, cô ấy lại rủ tôi đi ăn phở xào giòn ở Thụy Khuê. Hôm sau nữa là hải sản ở Hàng Than… Tôi có cái tật là cứ ăn xong thì mắt díp lại, lúc đó chỉ thích được nằm khểnh xem truyền hình hoặc nghe nhạc. Đằng này cô ấy bắt tôi tha đi khắp nơi, xa nhà đến gần chục cây số chỉ để ăn mấy cái món vớ vẩn. Ăn xong rồi lại phải lóc cóc đi về nhà, ngại kinh khủng. Thôi thì đành gắng sức mà chiều vợ vậy. Tôi hy vọng là ăn hàng sau 1 tuần chắc là cô ấy sẽ chán và chúng tôi sẽ được thưởng thức bữa cơm đầu tiên do vợ nấu.

Rồi cái bữa đầu tiên ấy cũng xuất hiện. Thực đơn là trứng luộc, rau muống luộc và một con gà luộc cô ấy mua sẵn ở chợ. Chân gà bẻ quặt giấu vào trong bụng và đầu gà ngẩng cao kiêu hãnh như dáng những con gà mà người ta bày trên mâm cúng. Thôi cũng tạm, chắc cô ấy không có thời gian nên đành mua sẵn cho tiện. Bữa thứ 2 cũng toàn đồ luộc: Xu hào luộc, đậu phụ luộc, một khúc cá trắm luộc. Bữa thứ 3: Cải bắp luộc, thịt ba chỉ luộc và… ốc luộc. Tôi nhìn mâm cơm như nhìn vật thể lạ. Vợ nhìn tôi cười ỏn ẻn, cô nói rằng thích ăn ốc luộc, ốc đó cô phải tranh thủ mua từ sáng rồi quay về nhà ngâm rửa sạch xong mới đi làm. Nhưng ác ở chỗ cô không biết làm nước chấm, nếu tôi pha giúp cô ấy được nước chấm ốc thì tôi đúng là người chồng tuyệt vời. Thôi được, tôi trước đây cũng đã từng uống rượu với ốc luộc nhiều lần nên việc pha nước chấm chắc cũng không quá sức. Chút gừng giã nhỏ, chút tỏi giã nhỏ, đường, ớt giấm, xả, cho thêm chút lá chanh, vỏ quất… một lúc sau bát nước chấm đã xuất hiện trong sự ngỡ ngàng của vợ. Thế là chúng tôi cùng thưởng thức bữa cơm có một không hai này.

Sau bữa đó, tôi nói rằng rất thích ăn những món không phải chế biến bằng cách luộc. Vợ tôi thỏ thẻ rằng sẽ cố làm, nhưng theo cô ta món luộc là… bổ nhất.

Tối hôm sau khi vừa về đến nhà, vợ tôi đưa ra một tập tài liệu, trong đó viết rằng những món luộc sẽ giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng nhất so với hầm, xào, rán, nướng… Thế là hôm đó tôi vẫn phải ăn món luộc.

Hôm sau, tôi được ăn một món xào nhưng không thể nào nuốt nổi. Vợ tôi nói rằng đó là món mới thử nghiệm, chưa được hoàn thiện. Thế là trong thời gian đợi món ăn của vợ hoàn thiện, tôi phải thường xuyên ăn món luộc hoặc cải thiện bằng cách cùng vợ đi ăn chực nhà họ hàng. Và thật kỳ lạ, cứ mỗi khi đi ăn chực là cô ấy lại được khen và mọi người còn rất vui khi thấy cô ấy xuất hiện. Họ đâu có thấu hiểu nỗi khổ của tôi.

Chuyện ăn uống thì dần tôi cũng quen và không còn khát khao được ăn món vợ nấu nữa. Nhưng từ khi về nhà tôi, Nga hình như chưa hề lau dọn, quét tước nhà cửa. Cô ấy dám hỏi tôi về việc thuê người giúp việc, nhưng tôi thì chúa ghét chuyện này. Thôi thì bớt chút thời gian chơi tennis để lau dọn nhà cửa và coi như đây là môn thể thao vậy. Gì thì gì tôi đã xây ngôi nhà này theo thiết kế của riêng mình và rất tâm đắc. Tôi yêu ngôi nhà từ trước khi yêu cô ấy, thế nên cô ấy không chịu chăm sóc cũng chẳng sao. Dù sao tôi cũng quen với việc trang trí, chăm chút cho ngôi nhà từ khi chưa có vợ.

Hằng tháng, tôi đều đưa hết (hoặc gần hết) thu nhập cho vợ, thế nhưng đến khi cần tiền để đầu tư công việc thì trong nhà chỉ còn vài triệu. Số tiền đó phần lớn đã bị biến thành những bộ váy, juýp, giày dép của cô ấy bày chật kín 2 cái tủ lớn. Mỗi khi có đợt quyên góp quần áo cho người ở vùng lũ thì những thứ váy vóc diêm dúa, giày dép cao gót hơi lỗi mốt lập tức được tống vào bao tải chuyển tới cho dân nghèo vùng lũ. Chẳng biết những thứ đồ đắt tiền đó người nghèo có dùng được không.

Là đàn ông, nhưng tôi lại chịu trách nhiệm giặt giũ quần áo. Thực ra cũng chẳng có gì vất vả, chỉ việc tống quần áo vào máy giặt và bấm nút. Thế nhưng tôi vẫn ghê cái lần cô ấy mang quần áo đi giặt. Quần áo của cả nhà bị nhuốm màu hồng rực rỡ. Thì ra nàng đã tống một chiếc váy màu đỏ vào giặt chung với đồ khác, nó phai màu ra nhuộm hồng tất cả quần áo. Hỏi ra mới biết nàng chưa có một chút kinh nghiệm giặt giũ nào. Từ trước tới giờ, bố nàng đảm nhiệm công việc này.

Vợ tôi rất thích chụp ảnh, hình như bất cứ phụ nữ nào hơi có chút nhan sắc đều thích chụp ảnh. Có lần cô ấy lấy máy ảnh của tôi rủ thêm 3, 4 nàng nữa đi dã ngoại chụp ảnh. Khi về kiểm tra chiếc máy, tôi tá hỏa vì những tấm hình tư liệu mà tôi cất công đi tận Đà Lạt mới có, nó đã bị thay thế vào đó là những bức ảnh chân dung của cô ấy và đám bạn.

Tuy đã có chồng, nhưng vợ tôi vẫn giữ những thói quen sinh hoạt của thời con gái. Có những hôm tôi phải làm muộn, về đến nhà thấy tối om, bếp núc lạnh ngắt. Tôi bực mình bỏ đi ăn, định bụng cô ấy khi về nhà không thấy tôi chắc hoảng lắm, tôi sẽ về thật muộn để cô ấy thấy sợ mà không dám bỏ bê nhà cửa nữa. 11h đêm, tôi về, nhà vẫn tối om. Lục điện thoại, có một tin nhắn mới xuất hiện chừng 30 phút trước, nội dung: “Em đi chơi với bạn về muộn. Anh ăn uống tự túc nhé”.

Thế này thì quá đáng lắm rồi, không “trừng trị” không được, nhưng trừng trị thế nào thì phải nghĩ kế. Chỉ có cách “mượn tay” người nhà vợ để trị vợ. Tôi liền “lập mưu” bằng cách hoảng hốt gọi đến tất cả người nhà của vợ mà tôi có lưu số điện. Tôi nói rằng vợ tôi bị mất tích, gọi điện thì không liên lạc được, tôi đã gọi điện cho rất nhiều bạn bè và đang lùng sục ở các bệnh viện… Rồi tôi bỏ đi dạo phố.

Tôi không hiểu thông tin của tôi có gây ra náo động cho cả dòng họ không mà đến khi về nhà, vợ tôi đã trùm chăn nằm không nói với tôi lời nào. Nhưng sau đó, vợ tôi tiến bộ rõ rệt. Cô chịu khó về nhà sớm nấu cơm hơn cho dù các món ăn không hấp dẫn cho lắm. Nhưng không sao, vợ tôi đã có ý thức tiến bộ. Nhưng có lẽ tôi còn phải đau đầu lập nhiều “mưu” nữa thì vợ tôi may ra mới hoàn thiện.

Theo Cảnh sát toàn cầu

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.