Đừng nghĩ bạn hết lòng vì gia đình, vất vả ngược xuôi lo toan, chăm sóc chồng con đã là biết làm vợ. Nếu bạn phạm phải những cách cư xử sau, bao công lao có thể sẽ đổ bể, chồng không ghi nhận đâu mà trái lại còn mệt mỏi vì bạn đấy!
Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Psychological Science (Khoa học Tâm lý), các cặp vợ chồng có thể giảng hòa tốt sau mỗi lần tranh cãi sẽ hài lòng với hôn nhân của mình hơn.
Nên làm gì?
Khi hai người nảy sinh chuyện tranh cãi, hãy chỉ tập trung vào đúng vấn đề chính, đừng mang quá khứ ra “nhai” lại hay chụp mũ cho người kia một tính cách bất hảo nào đó chỉ từ 1-2 hành động/sai lầm họ từng vấp phải.
Để đạt được điều này, nhất định nên tránh xa hai cụm từ “không bao giờ” và “lúc nào cũng”, ví dụ “anh không bao giờ đi chơi cùng bè bạn của em” hay “anh lúc nào cũng quên đổ rác”.
2. Ra tối hậu thư với chồng
… Thực chất đó là việc bắt người kia đưa ra lựa chọn có tính cưỡng ép. Tranh cãi không bao giờ là chuyện vui, nhưng tranh cãi thiếu công bằng còn khiến người ta hoàn toàn thất vọng.
Các nhà nghiên cứu từ ĐH Baylor đã tìm ra rằng trong một cuộc cãi vã, cách một người cảm nhận cảm xúc của đối phương cũng ảnh hưởng tới chính cảm xúc của họ. Cụ thể, khi người chồng cảm giác người vợ đang cố lấn quyền (thái độ thù địch, chỉ trích, đổ tội, điều khiển chồng), anh ta sẽ coi đó là mối đe dọa, và thấy stress.
Một người vợ đưa ra tối hậu thư cho chồng chẳng khác nào đang tự dâng mối quan hệ của mình vào tay kẻ khác: “Làm như em nói, hoặc em sẽ bỏ anh”. Bạn đang khiến chồng bối rối, bất lực.
Nên làm gì?
Thay vì đi vào ngõ cụt là bắt chồng dứt điểm lựa chọn, hãy giải thích cho chồng hiểu hành động của anh ấy đang ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Ví dụ: “Em có cảm giác không được quan tâm khi anh…”. Xét cho cùng, chẳng phải bạn muốn chồng sửa chữa sai lầm vì bản thân anh ấy muốn chứ không phải vì bị bắt buộc hay sao?
3. “Cắn xé” chồng sau cả ngày mệt mỏi
Có những người phụ nữ cả ngày ngóng chờ chiều tối đến để lại thấy mặt chồng nhưng khi anh ấy về nhà sau giờ làm, họ lại chẳng nói nổi với chồng điều gì tốt đẹp. Thay vì nhà cửa sạch sẽ, áo quần tươm tất, con cái gọn gàng, tươi cười đón chồng ở cửa, họ coi chồng là cái thùng rác xả mọi bực dọc của mình trong ngày. Họ không quên nhắc lại rằng chính chồng con là nguyên nhân khiến họ vất vả, hoặc than vãn rằng chồng vắng bóng ở nhà suốt ngày nhưng lại chẳng thấy tiền đâu…
Nên làm gì?
Xem lại chính mình trước khi gây sự với chồng chỉ vì những lý do ngớ ngẩn.
4. Trừng phạt chồng bằng sự im lặng
Một thể trái ngược của cằn nhằn nhưng không kém phần gây stress là “thà chết chứ không thèm mở miệng”. Theo các nhà nghiên cứu ĐH Baylor, con người sẽ rất buồn phiền nếu vợ/chồng tỏ ra lạnh nhạt và trở nên xa cách. Chiến tranh lạnh khiến chồng bạn có cảm giác bị bỏ rơi.
Nên làm gì?
Nếu bạn thuộc tuýp người cần lấy lại bình tĩnh trước khi nói chuyện nghiêm túc, hãy thẳng thắn cho chồng biết điều đó, rằng bạn cần thời gian (15 phút, 1 ngày) để hít thở thật sâu, sau đó hứa với chồng rằng hai người sẽ có cuộc thảo luận nghiêm túc sau khi thời gian “nghỉ giữa hiệp” của bạn đã hết.
5. Bạn không cần chồng
Một người phụ nữ yếu đuối, quá phụ thuộc đàn ông tất nhiên dễ gây nhàm chán, nhưng nếu bạn mạnh mẽ và quá độc lập với chồng cũng sẽ gây hiệu ứng ngược.
Nghiên cứu đã cho thấy cách cặp đôi dễ lục đục khi mức độ gắn kết của họ khác nhau. Không trả lời tin nhắn của chàng trong 2 ngày có thể là “cần câu” sự phấn khích trong giai đoạn đầu yêu đương, nhưng một khi đã là vợ chồng, việc bị bà xã lờ đi có thể khiến lòng chàng như đang có lửa đốt.
Nên làm gì?
Nếu muốn tỏ ra là người phụ nữ độc lập, hãy tạo ra những khoảng trời riêng tươi đẹp cho hai người. Anh ấy có thời gian nhất định tụ tập với bằng hữu, bạn cũng có thú vui riêng cùng mấy cô bạn gái của mình. Ngoài thời gian đó ra, đừng quên dành cho nhau những tình cảm yêu thương, cử chỉ quan tâm mà mọi cặp vợ chồng đều cần có.
Huyền Anh
Theo MSN
(Theo dantri)