ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Kỹ nghệ dạy trẻ biết xin lỗi
Wednesday, December 28, 2011 11:31
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khi mắc lỗi khiến người khác tổn thương, chúng ta đều cảm thấy lúng túng và khó xử, trẻ cũng vậy.

Khi mắc lỗi khiến người khác tổn thương, chúng ta đều cảm thấy lúng túng và khó xử, trẻ cũng vậy. Rất nhiều trẻ khi có hành vi sai trái thường có thói quen đổ lỗi cho người khác. Thực tế, hành động chối tội, đổ lỗi là cách trẻ cố bảo vệ mình, tìm sự an toàn cho bản thân.

Vì vậy, dạy trẻ dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi rất quan trọng, vì đó là một trong những yếu tố duy trì tình bạn, tình yêu và thành công trong cuộc sống.

1. Luôn khách quan

Rất khó để biết ai mắc lỗi mỗi khi trẻ nói “Không phải con làm” hay “Lỗi của bạn ấy”.

Đừng vội tìm nguyên nhân và ép trẻ xin lỗi. Giải thích để trẻ thấy cãi nhau là không đúng, và trước hết cả hai phải cảm thấy có lỗi vì đã xử sự không hay như vậy, còn ai mắc lỗi sẽ từ từ tìm hiểu.

Sự khách quan nhìn nhận vấn đề của người lớn giúp trẻ bình tĩnh và không cảm thấy bị xử oan. Để con trẻ biết tự nguyện nhận lỗi, cha mẹ phải phân xử để chúng `tâm phục, khẩu phục’, vì vậy, hãy thận trọng khi là trọng tài trong các cuộc cãi lộn hay hành vi sai trái của trẻ.

Kỹ nghệ dạy trẻ biết xin lỗi - Tin180.com (Ảnh 1)
Dạy trẻ dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi rất quan trọng, vì đó là một trong những yếu tố duy trì tình bạn, tình yêu và thành công trong cuộc sống.(Ảnh minh họa).

2. Không ép buộc

Khi trẻ mắc lỗi, bạn trừng mắt `xin lỗi đi!’. Một số trẻ sợ sẽ ấp úng nói theo, nhưng số khác sẽ làm ngơ vì câu nói này đã vô tình `khiêu chiến’ tính bướng bỉnh và cái tôi của trẻ, khiến trẻ càng muốn hành động ngược lại những gì bạn nói.

Nên giải thích cho trẻ hiểu xin lỗi không phải là hèn nhát mà là người có lòng tự trọng và có trách nhiệm. Giúp trẻ nhận thức được rằng khi gây ra một sai phạm gì đó, cách tốt nhất là nói thật cho cha mẹ hoặc người lớn biết – Đó là một phẩm chất dũng cảm.

Hãy để con tích lũy được bài học khi mắc lỗi thay vì nói xin lỗi như một con vẹt.

3. Khen ngợi khi trẻ nhận lỗi

Hãy khen ngợi trẻ khi chúng dám nói ra sự thật về bản thân. Những câu đại loại như “Con rất dũng cảm, biết nhận lỗi như thế là đã lớn”. Đưa ra cho trẻ những ví dụ rằng kể cả người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm và nói thật ra để mọi người cùng góp ý, sửa chữa mới đáng khen và được tha thứ. Trong những trường hợp khác nhau, tất nhiên không phải lúc nào cũng ngợi khen nhưng khi trẻ có ý muốn ’tự thú’ cho dù chúng “bóng gió” thì bạn hãy tỏ ý cho trẻ biết rằng nói thật là điều nên làm hơn.

4. Cha mẹ biết nói xin lỗi con

Cha mẹ thường dạy con cái khi làm sai hay không vâng lời phải biết xin lỗi. Ngay cả cha mẹ nếu có lỗi với ai ngoài xã hội cũng cảm thấy áy náy, nhanh nhanh tìm cách xin lỗi họ. Nhưng nếu cha mẹ có lỗi với con thì sao? Có phải xin lỗi con không?

Một số phụ huynh bảo thủ nói rằng: “Tôi đẻ ra nó mà lại đi xin lỗi nó ư?”. Đừng quên rằng “Xin lỗi” cũng là một cách tôn trọng con và dạy con tôn trọng cha mẹ. Được tôn trọng, con sẽ trưởng thành hơn trong giao tiếp.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần xác định “điểm dừng” cho các con trong mỗi lần xin lỗi con bởi nếu để con “lấn lướt” quá đà, sẽ là nguồn cơn gây ra tính ích kỷ ở trẻ. Bố mẹ hãy nói xin lỗi, nhưng cũng định hướng cho con, cần phải ứng xử thế nào trước những lỗi lầm của người xung quanh.

(theo eva)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.