(Xã hội) – Công gô (Congo) và Ma rốc (Morocco) từng bị mang tiếng là “không biết Tết là gì!”. Trên thực tế, họ vẫn đón năm mới đều đặn hằng năm theo lịch Công giáo.
“Chờ đến Tết Congo”
Trên bản đồ châu Phi có đến hai đất nước mang tên Congo cùng tồn tại, nhưng một nước là Cộng hòa (Congo Brazzaville), còn nước kia là Cộng hòa dân chủ (Congo Kinshasa). Và người dân của hai quốc gia này đều đón năm mới như bao dân tộc khác trên thế giới.
Người dân Congo vui mừng nhảy múa chào năm mới. |
Hiện nay, cùng với một số ngày lễ lớn trong năm như ngày lễ Phục Sinh, Noel,…Tết ở Congo Brazzaville đã được công nhận rộng rãi. Vào ngày này hằng năm, người lớn, trẻ con đều được nghỉ làm, nghỉ học. Các gia đình được quây quầy bên nhau, nhảy múa, hát hò, tiễn biệt năm cũ đi qua.
Không được may mắn như “người anh em” có chung đường biên giới phía Tây Bắc, Congo Kinshasa 50 năm mới có một lần được ngắm pháo hoa.
Nổi tiếng là đất nước rộng lớn, đông dân và cũng nghèo đói, lạc hậu nhất nhì “lục địa đen”, nhưng Tết ở Cộng hòa dân chủ Congo thực sự là một ngày hội vớikhông khí hân hoan.
Sau nửa thế kỉ chờ đợi, các thần dân Congo Kinshasa nô nức trang hoàng nhà cửa sặc sỡ và đắm mình vào những bữa tiệc dài lê thê đến 3 tháng mới kết thúc.
Có nhiều lý do để giải thích cho kiểu đón năm mới có một không hai này. Có người cho rằng đây là một nét đặc trưng văn hóa lâu đời của người Congo, người khác phản bác rằng nội chiến liên miên và đói nghèo là rào cản, buộc người dân nơi đây phải kiên nhẫn “chờ đến Tết Congo”.
Tuy vậy, trong năm, họ đây vẫn tổ chức một số ngày lễ quan trọng khác như Quốc khánh (30/6) hay Ngày của Cha (1/8),…
Điệu nhảy dân gian đặc trưng của người Congo |
Cộng hòa dân chủ Congo có diện tích rộng hơn 2 triệu cây số vuông, gấp gần 7 lần diện tích Cộng hòa Congo, dân số cũng đông hơn gấp 23 lần.
Hai quốc gia này cùng nằm trong khối Cộng đồng Pháp ngữ, có chế độ chính trị riêng và sử dụng đồng tiền riêng.
Bộ mặt kinh tế hai nước cũng hoàn toàn trái ngược nhau. Cộng hòa Congo là một nước đang phát triển, nền kinh tế tuy dựa chủ yếu vào việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ nhưng cũng đã có những bước tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây.
Trong khi đó, nước láng giềng rộng lớn Congo Kinshasa cứ mãi “lẹt đẹt” trong tốp 10 nước nghèo đói nhất thế giới. Đó là hậu quả của hơn một thế kỉ thuộc Bỉ, khủng hoảng chính trị rồi xung đột, chuyển tiếp.
Thêm vào đó, tình trạng thất nghiệp, y tế, giáo dục chưa được đầu tư đã dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế.
Tết Maroc
Vào dịp này, một số người dân Morocco thích ra ngoài, chia sẻ khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với bạn bè bằng những bữa tiệc thâu đêm suốt sáng trong hộp đêm hay quán rượu.
Một số khác lại khoái dùng bữa nhẹ nhàng trong những nhà hàng ưa thích hay đơn giản là quây quần bên gia đình, nấu ăn, trò chuyện, cùng nhau chờ đợi thời khắc giao thừa.
Giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, người dân ở đất nước Bắc Phi này tin tưởng năm mới luôn gắn liền với những sự khởi đầu mới.
Một góc chợ Tết ở “thành phố Đỏ” Marrakesh. |
Mỗi người trong số họ đều tự viết cho mình một bản danh sách những việc nhất định phải làm bằng được trong năm mới: bỏ những thói quen xấu, đặt ra mục tiêu học tập và làm việc nhiều hơn, hiệu quả hơn,…
Đây được coi như một tập tục truyền thống, thể hiện khát vọng và ý chí phấn đấu đưa bản thân mỗi năm một tốt hơn lên của người Morocco.
Năm mới cũng là dịp để người dân nơi đây trao đổi quà tặng. Họ thường tặng nhau sô cô la và những món đồ đắt tiền để thay cho lời chúc an lành tới người thân yêu.
Thế nhưng, đối với một nước mà đại đa số người dân theo đạo Hồi như Morocco, người ta không quá coi trọng ngày khởi đầu của năm mới theo lịch Công giáo.
Lễ Ead al-Fitr kết thúc tháng ăn chay Ramadan (tháng thứ Chín của Hồi lịch) mới là Tết lớn nhất của cộng đồng tôn giáo này.
Tết Ead al-Fitr của người Hồi giáo ở Casablanca |
Và trong dịp năm mới Công giáo, thành phố xinh đẹp Casablanca là một trong số ít những thánh địa Hồi giáo ở Marocco được phép mở cửa đón tiếp những du khách ngoại đạo tới đây “du xuân”. Ngoài ra, ở Marocco còn có thêm cái Tết Rosh Hashanah của một nhóm nhỏ ( khoảng 3000) người Do Thái sinh sống tại đây.
2014-01-29 21:50:20
Nguồn: http://phunutoday.vn/xa-hoi/ai-bao-cong-go-ma-roc-khong-co-tet-40230.html