ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ca lâm sàng hiếm gặp: Ấu trùng (giòi) ký sinh trên đầu bệnh nhân
Saturday, October 10, 2015 2:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo Bệnh nhân Phạm Văn L., 28 tuổi, bị tai nạn lao động do thanh sắt rơi vào đầu và được mổ cấp cứu lấy máu tụ ghép titan tại Malaysia cách đây 3 năm. Cách đây 1 năm, vết mổ cũ của bệnh nhân có biểu hiện sưng tấy đỏ đau. Gần đây ổ mủ vỡ ra và có rất nhiều giòi bên trong.



ẤU TRÙNG (GIÒI) KÝ SINH TRÊN ĐẦU BỆNH NHÂN

ThS. BS. Nguyễn Đức Anh
Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức

Tổng quanẤu trùng ký sinh trong cơ thể động vật có vú còn được gọi là myiasis. Thuật ngữ này xuất hiện từ năm 1840 do Frederick William Hope nêu lên khi mô tả một số trường hợp ở Jamaica[1]. Tuy nhiên điều kiện xuất hiện bệnh này đã được biết đến từ trước đó khi Ambroise Paré mô tả giòi ở các vết thương hở.

Ở các nước phát triển, myiasis thường xuất hiện ở vật nuôi và gây nhiều thiệt hại về kinh tế[2,3,4]. Còn myiasis ở người rất hiếm gặp, chỉ có một số trường hợp được thông báo ở Mỹ và châu Âu [5-12]

Bệnh thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi mà điều kiện sống thấp và khó tiếp cận với các dịch vụ y tế[13]. Bệnh xuất hiện khi mà côn trùng có cách đẻ trứng vào vết thương hở.

Lâm sàngBệnh nhân Phạm Văn L., 28 tuổi, bị tai nạn lao động do thanh sắt rơi vào đầu và được mổ cấp cứu lấy máu tụ ghép titan tại Malaysia cách đây 3 năm. Sau đó bệnh nhân được chuyển về Việt Nam và chăm sóc tại nhà tại Nghệ An. Theo thời gian, tri giác bệnh nhân khá hơn, vận động tốt hơn, có thể tự đi lại được mặc dù còn yếu nửa người trái.

Cách đây 1 năm, vết mổ cũ của bệnh nhân có biểu hiện sưng tấy đỏ đau. Do điều kiện gia đình gặp nhiều khó khăn nên bệnh nhân không đi điều trị gì.

Gần đây ổ mủ vỡ ra và có nhiều giòi bên trong. Bệnh nhân ngay lập tức nhập viện Nghệ An rồi chuyển ra bệnh viện Việt Đức.

Khám lúc vào bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, yếu nửa người trái. Xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu là 11.700. Ổ mủ trên đỉnh đầu trái đã vỡ ra và có rất nhiều giòi bên trong. Bệnh nhân được chuyển phòng tiểu phẫu làm sạch ổ mủ bằng các thuốc sát khuẩn như oxy già và betadin loãng, sau đó gắp ra rất nhiều con giòi to bằng đầu đũa. Mặc dù bệnh nhân được làm vệ sinh như vậy nhiều lần, nhưng không thể lấy hết giòi do chúng đã đào đường hầm rất sâu dưới vết mổ cũ. Bệnh nhân sau đó được chuyển mổ cấp cứu, mở rộng vết mổ cũ, làm sạch tổ chức mủ và giòi.


B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1ORENfYlRINjFhcy9WaGpiWGFia29XSS9BQUFBQUFBQVpOYy93eXlZTWRJTEw4dy9zMTYwMC9IaW5oLTIucG5n
Ổ mủ trên đỉnh đầu trái đã vỡ ra và có rất nhiều giòi bên trong


Hình ảnh CT sọ não cho thấy có ổ giảm tỷ trọng không đồng đều ngay dưới da đầu vùng tổn thương


Phẫu thuật: có nhiều giòi, nằm phía ngoài mảnh titan và đào hầm ở tổ chức mủn nát ngay dưới da đầu. Còn phía dưới mảnh titan là tổ chức mủ thối, không có giòi. Bệnh nhân được lấy bỏ mảnh titan, nạo sạch tổ chức mủn nát ngay dưới da đầu, lấy hết giòi, làm sạch tổ chức mủ dưới mảnh titan.


Có nhiều giòi, nằm phía ngoài mảnh titan và đào hầm ở tổ chức mủn nát ngay dưới da đầu



Những con giòi được gắp ra sau khi phẫu thuật


Sau mổ 2 ngày, bệnh nhân ổn định, không sôt, vết mổ khô, dẫn lưu ra ít mủ. Bệnh nhân sau đó được chuyển về bệnh viện tỉnh Nghệ An điều trị.

Clip diễn biến cuộc phẫu thuật lấy giòi trên đầu bệnh nhân (đoạn mô tả trong clip bị sai do ad làm clip trước khi có thông tin chính xác)

Bàn luậnCho đến nay, ấu trùng ký sinh trong não người là bệnh rất hiếm gặp, mới chỉ có 8 trường hợp được mô tả trong y văn thế giới[14-21]. Tuy nhiên, cả 8 trường hợp này đều tử vong sau khi phát hiện ra bệnh dù được điều trị và phẫu thuật.

Giòi thường xuất hiện ở các vết thương hở, ở những nơi mà điều kiện sống thấp, khả năng vệ sinh kém.

Việc sử dụng giòi trong điều trị đã được biết đến từ lâu. Đến năm 2004, hiệp hội an toàn thực phẩm của Mỹ (FDA) đã chính thức công nhận giòi như một liệu pháp điều trị cho một số bệnh như vết thương hoại tử da và phần mềm, loét tì đè, loét do nhồi máu, loét bàn chân thần kinh do tiểu đường và các vết thương khó liền sau chấn thưng hoặc sau phẫu thuật [22].

Cơ chế tác dụng của giòi cũng đã được một số nghiên cứu chỉ ra rõ như làm sạch tổ chức mủn nát hoại tử, kháng khuẩn và kích thích quá trinh liền sẹo. Với lượng lớn giòi nhỏ kích thước 1-2 mm có thể dọn dẹp sạch sẽ ổ mủ hoặc hoại tử chỉ trong vòng 48-72 giờ trước khi đạt đến kích thước 8-10 mm. Ngoài ra giòi còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn với nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu nhóm A, B, vi khuẩn kị khí và ái khí Gram dương…[24].

Trường hợp bệnh nhân của chúng tôi mắc bệnh này do sự kết hợp giữa yếu tố nhiễm trùng vết mổ làm cho vết mổ mưng mủ và vỡ ra với yếu tố vệ sinh thân thể và điều kiện sống nghèo nàn nên ruồi đẻ trứng vào ổ mủ ở trên đầu bệnh nhân. Rất may cho bệnh nhân này là ổ nhiễm trùng và giòi nằm hoàn toàn ngoài màng cứng ngay dưới da đầu. Chỉ đến khi bệnh nhân và người nhà thấy có giòi bò ra từ vết nhiễm trùng mới vào viện. Khi tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, điều ngạc nhiên là trên đầu bệnh nhân rất nhiều giòi, đến nỗi mà chúng tôi không thể nào gắp hết ra được ở phòng tiểu phẫu. Tuy nhiên thể trạng bệnh nhân rất tốt, không có biểu hiện nhiễm trùng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định, sẹo mổ liền tốt.

Kết luậnMặc dù chưa được áp dụng ở Việt Nam, nhưng sử dụng giòi như một liệu pháp điều trị đã được chấp nhận ở Mỹ và châu Âu. Qua trường hợp này có thể thấy, giòi giúp ích cho quá trình chống nhiễm khuẩn rất tốt nên bệnh nhân không có biểu hiện nhiễm trùng. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần có những nghiên cứu cụ thể để xem xét áp dụng giòi vào điều trị, nhất là những trường hợp sẹo mổ khó liền.

Tham khảo1. “Introduction to myiasis | Natural History Museum”. Nhm.ac.uk. Retrieved 2013-11-05.
2. Hall M, Wall R: Myiasis of humans and domestic animals. Adv Parasitol 35:257–334, 1995.
3. Hall MJ: Traumatic myiasis of sheep in Europe: A review. Parassitologia 39:409–413, 1997.
4. Otranto D: The immunology of myiasis: Parasite survival and host defense strategies. Trends Parasitol 17:176–182, 2001
5. Baird JK, Baird CR, Sabrosky CW: North American cuterebrid myiasis. Report of seventeen new infections of human beings and review of the disease. J Am Acad Dermatol 21:763–772, 1989.
6. Imenez JF, Brent D, Gerber AD, Stolz GA Jr: Cutaneous myiasis in Arkansas. J Ark Med Soc 99:86–87, 2002.
7. Mielke U: Nosocomial myiasis. J Hosp Infect 37:1–5, 1997.
8. Otranto D, Colwell DD, Milillo P, Di Marco V, Paradies P, Napoli C, Giannetto
9. S: Report in Europe of nasal myiasis by Rhinoestrus spp. in horses and don- keys: seasonal patterns and taxonomical considerations. Vet Parasitol 122:79–88, 2004.
10. Safdar N, Young DK, Andes D: Autochthonous furuncular myiasis in the United States: Case report and literature review. Clin Infect Dis 36:e73–e80, 2003.
11. Sampson CE, MaGuire J, Eriksson E: Botfly myiasis: Case report and brief review. Ann Plast Surg 46:150–152, 2001.
12. Sherman RA: Wound myiasis in urban and suburban United States. Arch Intern Med 160:2004–2014, 2000.
13. Noutsis C, Millikan LE: Myiasis. Dermatol Clin 12:729–736, 1994.
14. FroominLL,KaznelsonAB:Intraduralcystofparasiticori gin(myiasisclinic)[in Russian]. Zh Ushn Nos Gorl Bolezn 16:427–433, 1939.
15. Gilly R, Lapras C, Mamelle JC, Challamel MJ, Ghilhot JH, Nicholas A, Ravussin JJ, Spiler: Hypodermic migrant myiasis with intracerebral hematoma. Apropos of a case in a 7-year-old child [in French]. Pediatrie 31:67–75, 1976.
16. Kalelioglu M, Akturk G, Akturk F, Komsuoglu SS, Kuzeyli K, Tigin Y, Karaer Z, Bingol R: Intracerebral myiasis from Hypoderma bovis larva in a child. Case report. J Neurosurg 71:929–931, 1989.
17. Pouillaude JM, Dupont J, Gilly R, Lapras C: Intracerebral myiasis in a child. Pediatr Radiol 10:121–123, 1980.
18. Rossi MA, Zucoloto S: Fatal cerebral myiasis caused by the tropical warble fly, Dermatobia hominis. Am J Trop Med Hyg 22:267–269, 1973.
19. Semenov PV: A case of penetration of Hypoderma lineatum de Villers larva into the human brain [in Russian]. Med Parazitol (Mosk) 38:612–613, 1969.
20. Zucoloto S, Rossi MA: Facial myiasis with spreading to the cranial vault [in Portuguese]. Rev Bras Med 28:13–16, 1971.
21. Cerebral myiasis associated with angiosarcoma of the scalp: case report.Cheshier SH, Bababeygy SR, Higgins D, Parsonnet J, Huhn SL.Neurosurgery. 2007 Jul;61(1):E167; discussion E167.PMID: 17621006
22. http://www.accessdata.fda.gov/script…on.cfm?ID=5505
23. Reames, Mark K.; Christensen, Chris; Luce, Edward A. (1988). “The Use of Maggots in Wound Debridement”. Annals of Plastic Surgery 21 (4): 388–91. doi:10.1097/00000637-198810000-00017. PMID 3232928.
24. Andersen, A. S.; Joergensen, B.; Bjarnsholt, T.; Johansen, H.; Karlsmark, T.; Givskov, M.; Krogfelt, K. A. (2009). “Quorum-sensing-regulated virulence factors in Pseudomonas aeruginosa are toxic to Lucilia sericata maggots”. Microbiology 156 (2): 400–7. doi:10.1099/mic.0.032730-0. PMC 2885677. PMID 19892758.


Theo bacsinoitru.vn

Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.