Đại dương này vẫn đang nằm sâu, cách dưới lớp vỏ Trái Đất hàng trăm km.
Báo Sputnik của Nga ngày 31/3/2016 dẫn thông tin từ tạp chí khoa học Nature công bố gần đây cho biết các nhà khoa học đã phám phá ra rằng trong lòng Trái Đất có có sự hiện diện của một đại dương có niên đại từ Thời Tiền Sử.
Một nhóm các nhà khoa học Nga dưới sự trợ giúp của các đồng nghiệp người Đức và Pháp nghiên cứu và phát hiện ra một cấu trúc nước có kích thước tương đương với một đại dương nằm sâu dưới vỏ Trái Đất.
Sau các công trình nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khoa học Nga và quốc tế khẳng định rằng đại dương từ Thời Tiền Sử này được hình thành từ kỷ Archaean, tức là cách đây ít nhất 2,5 triệu năm.
Đại dương này vẫn đang nằm sâu, cách dưới lớp vỏ Trái Đất hàng trăm km.
Theo các nhà khoa học, ở độ sâu này, hiện vẫn còn một “đập chứa nước khổng lồ” được hình thành bởi áp lực và nhiệt độ cao lên đến hơn 1.500 độ C.
Tuy nhiên, nước ở trong đập chứa này tồn tại và bị “khoá” trong các cấu trúc khoáng như tinh thể pha lê.
Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng các mẫu khoáng có tên gọi là các komaty được phát hiện ở Canada.
Công trình nghiên cứu của các khoa học gia Nga và đồng nghiệp cũng được công bố chính thức trên tạp chí Nature như đề cập phía trên.
Hoà Bình