ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tin tức tình hình biển Đông mới nhất ngày 13/6
Monday, June 13, 2016 7:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tân tổng thống Philippines muốn nhượng bộ Trung Quốc về Biển Đông; Báo Mỹ hé lộ chiến lược bí mật của Trung Quốc ở Biển Đông… là những tin tức tình hình Biển Đông mới nhất 24h qua.

Tân tổng thống Philippines muốn nhượng bộ Trung Quốc về Biển Đông

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi Sáng (SCMP), căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông có chiều hướng lắng dịu khi mà tân Tổng thống Philippines Duterte muốn tiếp cận Bắc Kinh bằng những phương pháp mềm mỏng, tích cực hơn, mở đường cho các cuộc thảo luận về tranh chấp chủ quyền.

  Tin tức tình hình biển Đông mới nhất ngày 13/6 - Ảnh 1

Tổng thống mới đắc cử của Philippines, Rodrigo Duterte.

Ông Duterte từng gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một “nhà lãnh đạo tuyệt vời” sau khi ông Tập gửi điện mừng, bày tỏ quan điểm muốn quan hệ song phương giữa hai nước trở lại “quỹ đạo phát triển”. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng bày tỏ thái độ lạc quan trước khả năng mối quan hệ ấm dần lên với Manila.

Theo giới phân tích, ông Duterte có lập trường trái ngược với người tiền nhiệm Benigno Aquino. Dưới thời ông Aquino, quan hệ Philippines-Trung Quốc trở nên căng thẳng, đặc biệt là sau khi Manila đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), kiện yêu sách chủ quyền phi lý theo “đường lưỡi bò” do Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết diện tích Biển Đông.Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, tuyên bố không chấp nhận phán quyết của tòa, dự kiến sẽ được đưa ra trong tháng 6.

Chito Sta Romana, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc của Philippines nhận định, ông Duterte có thể sẽ không từ bỏ vụ kiện, nhưng “không coi phán quyền của tòa là trở lại trong việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc”…

Đọc tin chi tiết

Báo Mỹ hé lộ chiến lược bí mật của Trung Quốc ở Biển Đông

Sắp tới, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ đưa ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 – UNCLOS) ở Biển Đông. Nhưng theo các nhà quan sát, bất kể Toà án quyết định thế nào thì tranh chấp ở Biển Đông sẽ không thể chấm dứt trong một sớm một chiều.

Hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đang mở rộng đối với các đảo và đá ngầm rải rác khắp khu vực làm Biển Đông ngày càng gần nguy cơ “bên miệng hố chiến tranh”. Trong những năm qua, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động nạo vét (trái phép) ở một quy mô chưa từng có, sử dụng các đảo mới xây dựng làm cơ sở chứa các hệ thống tên lửa và máy bay quân sự.

  Tin tức tình hình biển Đông mới nhất ngày 13/6 - Ảnh 2

Chiến hạm Trung Quốc tập trận cùng dàn trực thăng trên biển.

Cùng với những hoạt động cải tạo, bồi lấp (trái phép) làm thay đổi hiện trạng Biển Đông, Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã tiến hành các cuộc tập trận lớn trong khu vực.

Các hoạt động gần đây của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã đặt ra những thách thức đối với Mỹ. Mặc dù các tàu hải giám của Trung Quốc được trang bị vũ khí không đủ để thách thức một tàu Hải quân Mỹ trong cuộc đối đầu trực tiếp, nhưng điều đó cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình hình ở Biển Đông…

Đọc tin chi tiết

Chuyên gia quốc tế ‘hiến kế’ cứu hệ sinh thái Biển Đông

Các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng hủy hoại và làm suy thoái các rạn san hô, suy giảm lượng cá. Đây vốn là nguồn thực phẩm nuôi sống một lượng lớn dân số hiện sinh sống tại các quốc gia trong khu vực.

Các nỗ lực để cân bằng giữa lợi ích kinh tế với vấn đề an ninh tại Biển Đông đòi hỏi sự hợp tác nghiên cứu và phương hướng giải quyết của các nhà khoa học trên thế giới. Đã đến lúc các nhà khoa học cần đưa ra tuyên bố chung nhằm kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay các hoạt động trái phép tại ở Biển Đông. Bởi sự thay đổi môi trường là vấn đề toàn cầu, không phải công việc đơn lẻ của bất cứ quốc gia nào.

  Tin tức tình hình biển Đông mới nhất ngày 13/6 - Ảnh 3

Trung Quốc bị cáo buộc đã lấn biển tại 6 bãi cạn và đảo ngầm ở Trường Sa, mở rộng diện tích nổi lên gấp 5 lần. Ảnh: BBC

Nhà hải dương học Paul Berkman, nguyên Giám đốc chương trình Địa chính trị đại dương Bắc cực tại Viện nghiên cứu địa cực Scott (Anh) cho rằng: “An ninh môi trường là một cách tiếp cận tích hợp để đánh giá và ứng phó với những rủi ro cũng như những cơ hội ạo ra từ thay đổi của môi trường”.

Chuyên gia của The Diplomat cho biết, mặc dù đây không phải là vấn đề mới nhưng vấn đề cấp bách là chính phủ các nước, các nhà hoạch định chính sách nên dành thời gian nghiên cứu để thiết lập các mối liên hệ giữa các vấn đề môi trường và an ninh quốc gia. “Giải pháp ở đây là gì? Theo tôi nghĩ để giải quyết những thách thức về an ninh môi trường cần sự kết hợp giữa chính sách và khoa học. Đây là sự kết hợp rất quan trọng”, nhà hải dương học Paul Berkman đề xuất…

Đọc tin chi tiết

TQ kêu Philippines học cách ứng xử ‘thân thiện’ của Malaysia

Philippines nên noi gương Malaysia và giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông “một cách thân thiện” hay vì đối đầu thông qua “trọng tài đơn phương”, Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia, Huang Huikang, cho biết trong bài viết mang tự đề “Cách tham vấn thân thiện” đăng tải trên tờ The Star hôm 13/6.

Trong bài viết, Đại sứ Trung Quốc lưu ý rằng trong khi mối quan hệ giữa Malaysia và Trung Quốc đang ở thời điểm rực rỡ nhất trong lịch sử, thì mối quan hệ giữa nước Trung Quốc với Philippines lại sụt giảm nghiêm trọng. Ông đổ lỗi cho tình trạng này là do “sự tương phản đáng kể trong việc hai nước chọn cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc”.

  Tin tức tình hình biển Đông mới nhất ngày 13/6 - Ảnh 4

Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia. Huang Huikang

Nhà ngoại giao Trung Quốc ca ngợi “cách xử lý thân thiện và hợp lý” của Malaysia trong vấn đề Biển Đông và cho rằng Tổng thống Philippines Benigno Aquino “đánh giá sai tình hình quốc tế, hành động như một con tốt trong chiến lược địa chính trị của một quốc gia bên ngoài (ám chỉ Mỹ) và đã chọn cách đối đầu với Trung Quốc”.

Nhà ngoại giao Trung Quốc còn cho rằng ông Aquino, người sắp hết nhiệm kỳ, đã phá hoại truyền thống hữu nghị giữa hai nước bằng cách kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế…

Đọc tin chi tiết

Xuồng cao tốc Trung Quốc đuổi bắt tàu cá Việt Nam đi qua đá Châu Viên

Sự việc xảy ra vào lúc 13h30 ngày 30/5 với tàu cá BTh-96689.TS do ông Trần Quang Phố (43 tuổi, ở xã Long Hải, Phú Quý, Bình Thuận) làm thuyền trưởng. Thời điểm trên, tàu cá chạy từ đảo Phan Vinh sang Đá Đông A ngang qua đá Châu Viên, khi cách Châu Viên khoảng 10 hải lý (18,5 km), các thuyền viên trên tàu phát hiện 1 xuồng cao tốc chở lính Trung Quốc chạy từ Châu Viên ra áp sát tàu cá BTh-96689.TS ở khoảng cách gần nhất là 3 – 4m.

  Tin tức tình hình biển Đông mới nhất ngày 13/6 - Ảnh 5

Xuồng cao tốc Trung Quốc đuổi bắt tàu cá Việt Nam ở đá Châu Viên (Trường Sa). Ảnh: Thanh niên

Theo báo Thanh niên, các ngư dân kể lại, xuồng cao su này chạy tốc độ rất cao, phía sau lái có treo cờ Trung Quốc và hệ thống đèn ưu tiên nhấp nháy xanh đỏ, còi xua đuổi cùng loa phóng thanh công suất lớn.

Trên xuồng có 7 binh lính Trung Quốc đội mũ sắt, mặc quần áo rằn ri và choàng ra ngoài là áo phao màu đỏ. Trong đó, 1 người đứng mũi xuồng quay phim chụp hình, 4 người ngồi trên ghế khoang trước tay lăm lăm súng quân dụng, phía sau vị trí lái là 1 người điều khiển xuồng và 1 người chỉ huy luôn tay bấm tổ hợp bộ đàm…

Ban đầu những người trên xuồng cao tốc quát trên loa phóng thanh, nhưng các ngư dân không hiểu tiếng Trung Quốc nên vẫn lái tàu như bình thường. Sau đó, xuồng cao tốc áp sát, cách tàu chỉ 3-4m bắt dừng lại, 4 lính ngồi khoang trên chĩa súng AK sáng tàu đe dọa.

Lúc này, thuyền trưởng điều khiển tàu chạy hết tốc lực về đảo Đá Đông A của Việt Nam. Sau gần 1 tiếng chĩa súng đe dọa, xuồng cao tốc chỉ chịu bỏ đi khi tàu cá chạy vào sát đảo Đá Đông A (điểm đảo chìm có bộ đội của Lữ đoàn 146, BTL Vùng 4 Hải quân chốt giữ), chỉ cách khoảng 4 hải lý (7,4 km)…

Công dân Philippines, Mỹ tới biển Đông phản đối Trung Quốc

Một nhóm gồm 15 công dân Philippines và 1 công dân Mỹ bơi thuyền tới bãi cạn Scarborough hôm 12/6 để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough ở biển Đông.

Những người trên thuộc nhóm Kalayaan Atin Ito (Tự do là của chúng ta), họ đến khu vực bãi Scarborough lúc 7h30 sáng 12/6. Nhóm của họ tìm cách bơi vào bãi cạn để cắm quốc kỳ Philippines và cờ của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, 2 tàu cao tốc và 3 tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện với ý định ngăn chặn.

  Tin tức tình hình biển Đông mới nhất ngày 13/6 - Ảnh 6

Nhóm Kalayaan Atin Ito bơi thuyền tới bãi cạn Scarborough hôm 12-6. Ảnh: INQUIRER

Trong khi 5 người của nhóm này tìm cách bơi vào bãi cạn thì tàu Trung Quốc liên tục phun vòi rồng, có 2 người trong nhóm đã tiếp cận được bãi cạn này.

Đến giữa trưa 12/6, toàn bộ nhóm 16 người quyết định quay về. Tàu hải cảnh Trung Quốc canh chừng cho đến khi họ rời khỏi.

Lê Thanh (T/h)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.