ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Triển lãm Phòng Cấp cứu: Cấp cứu… nghệ thuật
Thursday, October 29, 2009 10:55
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trước triển lãm 15 phút, người xem được chứng kiến cảnh “rượt đuổi” kỳ quặc vào giữa trưa: Một ông “Tây” tay cầm máy quay phim mini, tay cầm… chai nước rượt đuổi theo một ông… “Tây” khác quanh tòa nhà. Sau một vòng tròn, lại thấy ông “Tây quay phim” rượt đuổi theo một anh chàng Việt Nam hỏi han gì đó. Cứ thế xoay tròn gần chục người. Người hỏi lẫn người trả lời đều nhễ nhại mồ hôi và thở dốc tưởng đứt hơi.

nasonIM
Tác phẩm được hoàn thành trong
“Phòng Cấp cứu”. Ảnh Na Sơn

Đó là phần đầu thuộc triển lãm Phòng Cấp cứu (*) diễn ra từ 12 giờ trưa tại Trường ĐH Mỹ thuật VN – 42 Yết Kiêu, Hà Nội. Cuộc chạy kèm phỏng vấn ngắn các nghệ sĩ tham gia do Thierry Geoffroy, nghệ sĩ Đan Mạch – Pháp thực hiện. Với ý tưởng thể hiện sự căng thẳng, nhanh chóng, cấp bách giống như không khí quanh phòng cấp cứu tại một bệnh viện, Thierry Geoffroy đuổi theo nghệ sĩ để hỏi về ý tưởng tác phẩm và lý do vì sao lại có ý tưởng đó. Với mỗi nghệ sĩ, anh quay phim chừng 30 giây.

1. Là người khởi phát ra ý tưởng Phòng Cấp cứu, và cũng là người đầu tiên, duy nhất tham gia dự án này cách đây hai mươi năm, Thierry Geoffroy luôn mong mỏi mỗi triển lãm sau đó đều có sự tươi mới và khác biệt.

Ý tưởng Phòng Cấp cứu được hình thành ngay sau khi Thierry Geoffroy được làm cha và việc quan tâm đến những gì xung quanh cũng như ngay trong chính gia đình mình trở nên cấp thiết. Trong vòng một ngày (24 giờ), Thierry Geoffroy buộc mình phải thể hiện được những vấn đề bức xúc đang diễn ra qua các tác phẩm nghệ thuật (không hạn chế thể loại), và ngày hôm sau sẽ thay vào đó các tác phẩm mới – những “tin tức cập nhật”.

Dần dà, không còn độc hành, dự án của Thierry Geoffroy được đông đảo nghệ sĩ ủng hộ và tham gia. Khi cùng thực hiện triển lãm Phòng Cấp cứu, các nghệ sĩ còn đóng vai trò là bác sĩ (chẩn đoán những “căn bệnh” xã hội và mang đến phòng cấp cứu) và nhà báo (cập nhật thông tin nóng hổi).

“Nghệ sĩ là nhiệt kế đo những hoạt động trong xã hội và có cách nhìn nhận chuyên nghiệp để phản ánh xã hội theo một cách thức mới gây cảm hứng cho người xem. Nhưng để có được một cuộc triển lãm, đôi khi nghệ sĩ phải chờ đợi hàng tháng, thậm chí hàng năm để đàm phán với các cơ quan nghệ thuật, tìm kiếm nguồn tài trợ và đối tác. Mục đích của Phòng Cấp cứu là giải quyết những hạn chế này và tạo điều kiện cho các nghệ sĩ phản ứng tức thì với hiện tại và có những tác phẩm nghệ thuật không còn là những lời bình luận chậm trễ về thế giới của ngày hôm qua” – Thierry Geoffroy bày tỏ lý do dẫn đến mô hình triển lãm Phòng Cấp cứu.

2. Vào đúng 12 giờ 15 phút (thời gian tính chuẩn từng giây), các nghệ sĩ nhanh chóng mang tác phẩm của mình vào một căn phòng hình tròn được thiết kế lạ mắt, nằm giữa phòng triển lãm theo mô hình phòng trong phòng (room in room). Tác phẩm của họ rất đa dạng về thể loại: từ tranh vẽ, ảnh, sắp đặt, trình diễn đến tượng, video art.

1aechay
Nghệ sĩ Thierry Geoffroy (tay cầm chai nước) đang vừa chạy vừa phỏng vấn một nghệ sĩ tham gia triển lãm

Lúc này, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, các tác phẩm bắt đầu được trưng bày hoặc ghim lên tường. Yếu tố đầu tiên làm nên sự khác biệt của các tác phẩm trong triển lãm là thời gian (tác phẩm chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian 24 giờ) và tính thời sự (phản ánh xã hội ngay trong 24 giờ đó), chính vì thế, chất lượng nghệ thuật không còn là yếu tố hàng đầu.

Tham gia Phòng Cấp cứu lần này, ngoài Thierry Geoffroy, với tư cách người sáng tạo ra mô hình triển lãm Phòng Cấp cứu còn có 23 nghệ sĩ khác, 16 nghệ sĩ VN (chủ yếu là giảng viên của Trường ĐH Mỹ thuật VN như Lê Trần Hậu Anh, Trần Hậu Yên Thế, Nguyễn Mỹ Ngọc… nghệ sĩ nhiếp ảnh tự do có Na Sơn, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Mai Ky, Nguyễn Hải Thanh…) cùng 7 nghệ sĩ Đan Mạch: Hannah Christina Heilmann, Peter Lind…

24 nghệ sĩ với 24 ngày triển lãm, mỗi ngày là một triển lãm nhỏ khác nhau. Vào 12 giờ 15 phút ngày hôm sau, các tác phẩm tạm gọi là “cũ” được gỡ ra, thay thế vào đó là các tác phẩm mới. Tác phẩm “cũ” được chuyển ra ngoài phòng hình tròn (Cấp cứu) và được trưng bày tại khu vực bên cạnh có tên gọi Delay museum (tạm dịch: Bảo tàng chậm). “Không nhất thiết các nghệ sĩ này ngày nào cũng phải có tác phẩm. Nếu trong một ngày, họ không bức xúc hay thắc mắc một vấn đề gì thì không cần đến đây. Ngày nào mà bạn không thấy bất cứ ai mang tác phẩm đến triển lãm, thì nghĩa là ngày đó mọi việc đều ổn, nhưng tôi chẳng mong điều đó xảy ra”.

Đây là lần đầu tiên, triển lãm Phòng Cấp cứu diễn ra tại VN, nhưng trước đó, triển lãm đã rất thành công tại các trung tâm triển lãm nghệ thuật lớn trên thế giới như: New York, Berlin, Athens, Cophenhagen…

(*): Triển lãm Phòng Cấp cứu được tổ chức và tài trợ bởi Quỹ Phát triển và trao đổi văn hóa Đan Mạch – Việt Nam. Triển lãm diễn ra từ 28/10 đến 28/11.

Theo thethaovanhoa

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.