Và trong những điều chúng học được từ các anh chị em của mình có cả điều tốt lẫn điều xấu.
Theo các nhà nghiên cứu, trong khi bố mẹ có vai trò quan trọng hơn trong việc đưa ra những cách cư xử chính thống, dạy con trẻ cách cư xử trên bàn ăn hay cách cư xử ở công sở thì các anh chị em ruột lại ảnh hưởng đến trẻ trong cách sống không chính thống, chẳng hạn như cách hành động “đẹp” khi ở bên bạn bè…
Giáo sư cũng nói rằng hiểu rõ hơn vai trò của các anh chị em đối với hành vi của trẻ sẽ giúp ta hiểu tại sao một số trẻ có hành vi không phù hợp với xã hội. Chẳng hạn, một bé gái vị thành niên sẽ có nguy cơ mang thai cao hơn nếu người chị của cô cũng từng làm mẹ khi chưa đến tuổi.
Cũng theo cuộc nghiên cứu, một trong những điều quan trọng nhất mà các ông bố bà mẹ có thể làm là giúp tăng cường mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa các con của họ ngay từ đầu.
Giáo sư Kramer cho biết có một cuộc nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng nếu trẻ có mối quan hệ tốt với các anh chị em ngay từ đầu thì “có khả năng mối quan hệ đó sẽ tiếp tục tốt đẹp theo thời gian”.
Bà cũng nói thêm rằng việc các anh chị em ruột trong nhà gần hay xa tuổi nhau hoặc cùng giới hay không cùng giới không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bố mẹ hãy khuyến khích các con mình “phát triển mối quan hệ tôn trọng, hợp tác lẫn nhau và cùng nhau xử lý khó khăn”.
Bà nói trẻ con một không hẳn sẽ kém về mặt xã hội hơn so với các đứa trẻ khác nhưng các ông bố bà mẹ nên giúp trẻ có “những trải nghiệm xã hội” với những trẻ khác để tăng cường sự phát triển của chúng, chẳng hạn thông qua các trung tâm nhà trẻ…
Thụy Vân
(tổng hợp theo DM)
(theo afamily)