ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đau đầu vì con nói hỗn
Tuesday, January 19, 2010 14:06
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chị Quyên giảng giải cho con: “Khi mẹ hoặc người lớn tuổi dặn con điều gì, con phải vâng ạ nhé. Như thế mới là con ngoan. Con nhớ chưa nào?”. Bé nhanh nhảu đáp: “Ừ”.

Mong muốn duy nhất của bé

Hơn một tuần nay, chị Hoa, mẹ bé Zin (Nguyễn Du – Hà Nội) rất đau đầu vì cậu con trai 2, 5 tuổi. Bé chỉ “ừ” và “ơi” với tất cả mọi người trong nhà, rồi cả với bác Lan nhà hàng xóm.

Nói mãi con không nghe, có lần chị quát lên: “Bố mẹ là người lớn, làm thế thì được, con thì không”. Bé lý sự: “Sao bố mẹ hoặc ông bà nói chuyện với nhau đều nói ừ. Riêng con toàn phải nói “vâng ạ””. Rồi cu cậu mang máng cho rằng vì bố mẹ là người lớn nên mới được nói như thế. Mong muốn duy nhất của Zin là lớn thật nhanh để được nói “ừ”.

Chưa hết, Zin còn năn nỉ bố chơi trò đóng kịch: “Bố ơi, bây giờ bố là trẻ con. Zin là người lớn nhé. Bố phải nói “vâng ạ”, còn Zin nói “ừ” nhé, để Zin được nói “ừ” thoải mái”.

Dần dần Zin “tập làm người lớn”, thỉnh thoảng vẫn nói “ừ” và “ơi” rồi cười bẽn lẽn. Bé nhất định không chịu nói “vâng”, nếu mẹ không bắt cu cậu nhắc lại.

Bé Su nhà chị Quyên (Vạn Bảo – Hà Nội), mẹ bảo gì, bé cũng “ừ”. Khi bị “chỉnh” lại, bé mới “vâng”. Mẹ lại giảng giải cho bé: “Khi mẹ hoặc người lớn tuổi dặn con điều gì, con phải vâng ạ nhé. Như thế mới là con ngoan. Con nhớ chưa nào?”. Bé nhanh nhảu đáp: “Ừ”.

Bố mẹ phải làm gương cho bé

Ngay khi 2 tuổi, bé đã có khả năng ghi nhớ và bắt chước theo mọi câu nói, hành vi, cử chỉ của bố mẹ. Bố mẹ và người lớn hay có thói quen hỏi đáp, nói chuyện với nhau một cách nhanh chóng bằng từ “ừ” và “ơi”. Bé có thể dập khuôn theo lời nói của bố mẹ nhưng thường không hiểu hết ý nghĩa của chúng.

Đau đầu vì con nói hỗn - Tin180.com (Ảnh 1)
Bố mẹ phải lưu ý đến lời ăn tiếng nói của bé hàng ngày
để kịp thời chỉnh sửa

Khi bé đi học mẫu giáo, đi sang nhà hàng xóm, đi chơi công viên, nhiều cách xưng hô không hay sẽ “ngấm” vào người bé. Vì vậy, bố mẹ cần phải lưu ý để kịp thời chỉnh sửa những xưng hô lạ của bé. Nếu bố mẹ không uốn nắn kịp thời, những suy nghĩ, hành động không tốt sẽ in sâu vào bé.

Nếu bé bắt chước cách nói của người lớn, thiếu lễ phép, không nên áp đặt cho bé: “Bố mẹ làm thế được, con thì không”. Bé sẽ dễ ấm ức và tìm cách làm trái ý kiến của bố mẹ. Thay vào đó, hãy giải thích cho bé hiểu điều gì đúng, điều gì sai. Nếu cần thiết, bố mẹ có thể nhận lỗi hành vi không hay của mình để bé học tập.

Trong trường hợp cụ thể, bé hay “ừ” và “ơi” theo cách nói của bố mẹ, bố mẹ nên làm ngược lại như: khi bé gọi, bố mẹ sẽ “dạ”. Khi bé nói gì, bố mẹ cũng “vâng”. Bố mẹ cũng “vâng, dạ” trong những lời đối đáp giữa hai người lớn với nhau. Làm như vậy, bé sẽ cảm thấy thích thú và bắt chước bố mẹ “dạ, vâng” rất nhanh chóng và hiệu quả.

Khi nào bố mẹ trót quên mà nói “ừ, ơi”, bố mẹ cũng phải chỉnh lại, xin lỗi bé: “Sao mẹ lại nói ừ nhỉ? Đáng ra mẹ phải nói vâng chứ. Mẹ xin lỗi cu Tít nhé”. Lần sau, bé có nói nhầm, bé cũng sẽ tự chỉnh lại và xin lỗi người lớn.

Bố mẹ và bé có thể chơi trò “Để ý xem ai nói từ ừ, ơi” nhiều nhất sẽ bị phạt. Ai là nói đúng nhiều nhất, có công phát hiện người nói sai và chỉnh lại sẽ được khen ngợi và phần thưởng.

Điều cần thiết nhất là bố mẹ phải luôn là tấm gương cho con noi theo trong tất cả mọi hành động, cử chỉ, lời nói của mình.

Nam Hải
(Tổng hợp)
(theo afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.