1. Món trám “mầm đá”
2. Vụng tay nhưng khéo miệng
Bà Trần Thu Hương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội: Con dâu tôi cho quần áo vào máy giặt, khi lôi ra phơi toàn thấy loang lổ vệt xà phòng. Đồ trắng, đồ màu nó cho tất vào một chỗ, thế nên bao nhiêu áo sơ mi trắng của cánh đàn ông trong nhà bị “về hưu non”. Mấy bộ đồ lụa của tôi, đã dặn đi dặn lại là cứ để đấy mẹ giặt tay, nó bảo mẹ yên tâm con giặt tay cho mẹ, rồi quên mất lại tống luôn vào máy, thế là hỏng. Mỗi lần như thế, nó lại cười trừ xin lỗi rối rít, tự trách mình mãi, nên tôi cũng chỉ cằn nhằn được vài câu.
Một lần có khách, nó quyết định làm món canh măng hầm với sườn, nhờ mẹ chọn giúp nguyên liệu thật ngon. Tôi thấy nó chăm chút cái nồi ấy lắm, cứ giở ra khuấy khấy nếm nếm suốt. Nhưng đến khi dọn thì tôi chán quá vì bát canh chẳng ra mặn chẳng ra nhạt, chẳng thứ nào liên quan đến thứ nào. Hỏi thì nó bảo tại con cho nhiều bột canh, mặn quá nên phải thêm nước, lại hóa ra nhạt, thế là thêm muối vào, lại mặn, rốt cục phải chắt bớt đi, đổ thêm nước vào…
Nghe cứ như kể chuyện cười. Mâm cơm đưa ra, tôi đang chưa biết làm thế nào cho đỡ ngượng thì nó đã nói với khách là cháu vụng về nên cơm nước chẳng ra sao, các bác thông cảm: “Từ hồi về đây, mẹ cháu dạy mãi rồi mà cháu vẫn chưa tiến bộ được, đúng là mẹ chồng mà khéo thì thể nào cũng vớ ngay được nàng dâu vụng”. Nó cứ xoen xoét như thế, ai mà mắng được, mà có mắng thì nó cũng vui vẻ nhận rồi lại nói những câu nịnh nọt, thế là xong.
Ngay cả ông bà thông gia cũng phải bảo con gái họ mồm miệng đỡ chân tay. Được cái mồm miệng của nó tuy dẻo nhưng thật, bụng dạ cũng vô tư, rộng rãi, rất hay quà cáp cho bố mẹ và các cháu nên được lòng cả nhà.
3. Chị dâu em chồng đều “khéo” như nhau
Bà Nguyễn Hoài Thu, quận Long Biên, Hà Nội: Hồi cái Dung về ra mắt nhà tôi, cô em chồng đã rỉ tai: “Ối giời ơi con bé ấy là mọt sách, chả biết làm gì đâu, em làm cùng cơ quan với mẹ nó em biết”. Mẹ chồng mà nghe nói con dâu vụng thì đã ớn rồi, nhưng thời bây giờ mình đâu có quyền chọn. Tôi mới mon men bảo với con trai là cái Dung không biết nội trợ liệu có hợp với vai trò dâu trưởng, nó đã bật ngay: “Mẹ buồn cười thật, con lấy vợ chứ có phải thuê người làm bếp đâu. Mà mẹ xem cái Hảo nhà mình có biết nấu nướng dọn dẹp gì không? Mẹ lúc nào cũng bảo nó cứ lo học, việc gì mẹ cũng làm cho hết, thì mẹ Dung cũng thế thôi”. Thế là tôi hết ý kiến.
Không biết vì hợp tính hay vì cùng đoảng mà hai chị em nó rất thân nhau. Mỗi lần Dung làm hỏng cái gì, tôi phàn nàn là Hảo bênh chằm chặp, lại còn vờ nhờ chị dâu việc gì đó để kéo nó lên phòng. “Con phải đưa chị ấy đi sơ tán, hy vọng sau này con lấy chồng cũng được em chồng giúp đỡ như vậy, không thì tan xương mất”, Hảo trêu tôi thế.
Để xóa bỏ cái tiếng “liên minh vụng về”, thỉnh thoảng hai chị em rủ nhau “đuổi” mẹ ra khỏi bếp để chúng trổ tài, gây bất ngờ cho cả nhà bằng một món mới. Những hôm đó quả thật là tai họa. Hai ông bà già đều chuẩn bị tinh thần ăn cơm với ruốc, vì gà nướng mật ong ngoài nhợt nhạt, trong đỏ hồng, bún cá thu thì tanh… Bếp núc thì như bãi chiến trường.