ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tết này, làm sao để bé hòa đồng với họ hàng?
Friday, January 8, 2010 9:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những ngày Tết đang gần kề, như mọi năm, mọi cái Tết truyền thống của Việt Nam đều có phong tục đi thăm thú họ hàng, ông bà. Làm thế nào để bé vui vẻ và hòa đồng?
img1005
Đây là dịp để bạn cho con hòa vào không khí gia đình, biết thêm về họ hàng, ông bà cũng như những truyền thống của gia đình. Nhưng với một đứa trẻ mới lên ba, điều đó có vẻ như sẽ khó khăn.

Dạy bé cách xưng hô và cấp bậc trong gia đình

Đây có vẻ là điều khó khăn với một đứa trẻ mới lên ba, bởi đó dường là những khái niệm rất xa lạ và rối rắm, nhưng nếu biết cách và chỉ bày cụ thể bé sẽ nhớ. Bạn hãy bắt đầu từ những người thân quen mà bé hay tiếp xúc trước, có thể là cô, dì, bà, ông. Sau đó là phân biệt thế nào là ông bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, cậu, bác. Nên dạy chính xác những từ xưng hô và các đại từ nhân xưng. Thái độ dạy của bạn cũng nên nghiêm túc và không mang tính đùa giỡn để bé cảm nhận được rằng, đó cũng là một việc nghiêm túc. Tuy nhiên, không áp đặt không khí căng thẳng, bắt ép. Khi thấy bé vui, bạn ướm lời mà bé tỏ ra thích thú đáp lại thì hãy bắt đầu.

Hàng ngày bạn có thể dạy bé cách chào, cách tạm biệt khi ra về. Bạn cũng đừng đòi hỏi bé sẽ răm rắp làm theo tất cả những lần bạn dạy nhưng cần bảo đảm rằng bé nhớ và hiểu vấn đề. Vì như thế khi gặp tình huống tự nhiên bé sẽ “bật” ra những gì đã học như một phản xạ. Bạn cũng nên thống nhất cách dạy con với chồng hay những người khác trong nhà. Không thể bố thì “chị của bố gọi là bác”, mẹ lại “chị của bố gọi là cô”. Tùy theo xuất xứ gia đình ở vùng miền nào mà bạn chọn cách hướng dẫn con theo nơi ấy. Khi bé lớn hơn, biết phân biệt, bạn hãy nói với con vì sao giữa các vùng miền có nhiều cách xưng hô, tên gọi khác nhau…

Kỹ năng làm quen và nhanh chóng hòa đồng

Hình ảnh quen thuộc mà bạn thường bắt gặp ở nhiều đứa trẻ khác và lo lắng với chính bé con của mình ấy là sự nhút nhát. Đến nhà người lạ chơi, bé sẽ tỏ ra sợ sệt, trốn sau lưng mẹ, bảo chào ông bà thì chỉ biết chào lí nhí, hoặc thậm chí khóc thét lên không chịu vào nhà. Những lúc như thế hẳn bạn rất bực mình và cũng không kém phần bối rối trước gia chủ. Theo chuyên gia Nguyễn Lâm Thúy, Trung tâm tham vấn tâm lý Gia đình & trẻ em Vala, một phần của biểu hiện này là do bố mẹ bảo bọc con quá kỹ (ngoài một nguyên nhân khác là do bẩm sinh bé có tính nhút nhát, hay xấu hổ).

bechoic

Thường xuyên đưa trẻ đến công viên vui chơi sẽ giúp bé bớt tính nhút nhát, dễ hòa đồng hơn. Ảnh: Images

Vậy phải làm thế nào để cải thiện “tình hình” trong khi những ngày Tết khi bạn phải thường xuyên đưa con đến thăm họ hàng, bạn bè, thậm chí vượt cả ngàn km để đưa bé về những vùng quê xa lạ? Ngay từ bây giờ hãy luyện cho bé sự dạn dĩ. Nếu bé chưa đi học bạn hãy thường xuyên mang con đến các khu công viên, vui chơi để bé hòa đồng. Giúp bé tham gia chơi chung nhóm với những đứa trẻ xung quanh khu vực sinh sống. Nếu trẻ vẫn ngại tiếp xúc, bạn có thể dùng cách “nối nhóm cha mẹ”, nghĩa là cho trẻ tham gia chơi cùng mấy gia đình người bạn có con tầm tuổi bé để tạo sự thân thiết. Trẻ được tiếp xúc, giao tiếp nhiều, nhất là khi thấy các bố mẹ cũng thân thiết với nhau, trẻ sẽ học theo.

Bạn cũng không cần đợi đến Tết hay lễ thì mới mang con đến nhà họ hàng. Những ngày bình thường hãy năng dành thời gian để mang con đến đó chơi. Kể cho bé nghe về sự tốt bụng của ông, bà, cô bác, hoặc “dụ” bé rằng, đến đó con sẽ có nhiều đồ chơi hơn ở nhà, có anh, chị, em họ rất vui…

Rèn luyện cách cư xử khi đến nhà người lạ

Dù rằng đó là nhà ông bà ngoại hay nhà cậu dì rất thân thiết nhưng bạn cũng nên dạy bé những cách ứng xử lễ độ, đúng mực để tránh sự khó chịu cho cả bạn và gia chủ.

Với tuổi lên ba, trẻ thường học theo kiểu bắt chước, vì thế điều trước tiên là bạn hãy làm gương cho trẻ. Cha mẹ nên xưng hô đối xử với nhau nhã nhặn, nói năng có danh xưng rõ ràng để bé noi theo. Những từ đơn giản thể hiện phép lịch sự như “làm ơn”, “vui lòng”, “cảm ơn”, “xin lỗi”, “con có thể…” không chỉ cần thiết trong vài ngày Tết hay khi đến nhà người lạ mà cũng đó chính là văn hóa, lối sống lành mạnh hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Bạn cần tích cực hướng dẫn bé cách sử dụng những cụm từ trên trong những tình huống phù hợp với sự kiên trì và luôn là hình ảnh mẫu mực để trẻ noi theo. Trên nền những phép lịch sự cơ bản ấy, bạn sẽ dễ dàng hướng dẫn trẻ làm thế nào để trở thành một vị khách tốt khi đến nhà người khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tập cho bé thói quen ngồi ngay ngắn khi tới bữa ăn, không được vòi vĩnh món nọ món kia theo ý thích, không mè nheo, đòi hỏi. Biết xếp lại đồ chơi sau khi chơi xong, biết xin phép khi muốn điều gì đó, biết xin lỗi khi làm vỡ đồ hay phạm lỗi…

Theo wtt

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.