Từ chồng “quên”… quà
Vốn là người sống thực tế nên từ khi cưới nhau đến giờ đã gần chục năm nhưng chưa bao giờ Mạnh nhớ đến ngày mùng 8 tháng 3. Dù đã nhiều lần Ngân (vợ anh) gợi ý xa gần nhưng Mạnh vẫn làm ngơ. Có năm thì Mạnh bù đầu vào công việc, năm thì đi công tác. Không hoa, không quà và không chúc vợ được lời nào, Mạnh cũng không mảy may áy náy. Anh cho rằng chỉ cần kiếm nhiều tiền rồi về nộp “thuế” đầy đủ cho vợ là được. Nếu vợ thích gì thì tự mua cho tiện. Như vậy thì đâu phải là không yêu vợ?
Theo anh Mạnh thì việc chạy đôn chạy đáo khắp các shop thời trang để mua quà cho vợ là một cực hình đối với anh. Vậy nên như thành thói quen, Mạnh quên luôn “công tác” quà cáp vợ vào ngày mùng 8 tháng 3 cho rảnh nợ.
Cùng quan điểm đó, anh Minh cũng không còn để tâm lắm đến ngày vợ anh “lên ngôi” nữa. Thực ra anh Minh cũng đã từng là “tín đồ” quen thuộc của ngày 8/3. Nhưng sau nhiều lần anh mua quà về tặng vợ toàn bị chê vụng về, rồi “tiền thật mua của giả”. Thế nên lâu dần, anh “khoán trắng” ngày Quốc tế phụ nữ cho vợ tự lo liệu, nếu thích thì tự đi mua quà cho bản thân. Hết năm này đến năm khác, vợ anh “tự biên tự diễn” vào ngày mùng 8 tháng 3. Vậy nên anh Minh thở phào nhẹ nhõm vì đỡ phải “gồng gánh” trách nhiệm làm ông chồng ga lăng.
Đến với một trường hợp khác, không hiểu sao anh Dũng nhớ đến cái ngày 8/3 đối với chị em cùng cơ quan nhưng lại quên thể hiện tình yêu với vợ. Thế nên, dù hết lời chúc chị này trẻ trung hơn, cô kia ngày càng đẹp thì lại quên việc chúc vợ một lời.
Trung đang phê phê nên trả lời qua quýt: “Thôi anh mệt rồi, mai anh bù”. Biết chồng đang đuối lý nên chị Diệu càng được nước làm căng: “Mấy cái con chân dài của phòng anh quan trọng hơn vợ chứ gì? Anh nhiệt tình ở đẩu đâu ấy nhỉ?”
Tiếng lải nhải của vợ chưa biết đến lúc nào mới dừng nếu như anh Trung không ngồi bật dậy, ném cái điện thoại di động xuống đất, vỡ tan… Tiếng khóc của người vợ dấm dứt trong đêm.
… Đến “bủn xỉn” với vợ!
Vốn là người có tính chi li, tính toán, anh Trường khá khắt khe trong cách chi tiêu của vợ. Anh còn nhận luôn nhiệm vụ giữ “chìa khóa hòm” thay vợ.
Thế nên việc mua sắm của chị Hương luôn trong tầm kiểm soát của chồng. Sợ vợ sắm sanh vung phí nên anh Trường đã kê khai rõ ràng khoản này khoản nọ. Chuyện chờ chồng mua tặng quà vào ngày phụ nữ “vùng lên” đối với chị Hương đã là chuyện “không tưởng”. Năm nào chị cũng “mỏi mắt” chờ quà nhưng rồi phút trót lại thất vọng. Rồi chính chị cũng quên luôn cái ngày mùng 8 tháng 3 và tất nhiên chả hy vọng gì việc chồng sẽ “rộng rãi” với mình.
Tương tự, chị Dung (kế toán của một công ty tư nhân) chia sẻ: “Mình không cần quà, cần hoa làm gì nhưng đến lời chúc mà ông xã cũng tiết kiệm. Nhìn nhiều chị em được chồng quan tâm mà thấy tủi thân quá”.
Còn chị Liên lại không chịu được cái tính “kẹt xỉn” của chồng nên chưa đến mùng 8 tháng 3 mà chị đã “ráo riết” thăm dò ý chồng trước rồi. Nhưng không ngờ chồng chị lại phản ứng khá gay gắt: “Dạo trước tết em đã mua tới mấy triệu quần áo rồi còn gì? Giờ em còn đòi hỏi gì nữa? Đàn bà con gái mà không biết chi tiêu, cứ mua cả chợ về để mà chết đói à?”
Chị Liên cũng không kém: “Ừ, tôi thế đấy. Tôi mặc đẹp là vì ai? Anh muốn vợ anh trở thành bà già sớm hay sao?”.
Đến với một trường hợp khác, chưa đến ngày “vùng dậy” mà vợ chồng chị Thương, anh Hùng đã cãi nhau om sòm không khác gì “đánh trận giả”. Anh chồng “gại” trước: “Mới tháng trước là sinh nhật em, anh đã mua quà gộp cho em rồi, mồng 8 thì xem như cho lên mây luôn em nhé”.
Chị Linh còn “vùng dậy” sớm tới mức so sánh sự ga lăng của chồng với người khác. Nào là mỉa mai chồng không “thoáng” được như anh nọ, anh kia trên cơ quan. Rồi mang chồng chị H mua tặng vợ cái váy bạc triệu, cô K còn được chồng hào phóng mua lọ nước hoa đắt tiền nữa để “hạ bệ” chồng. Chị làm vậy chỉ mong chồng sẽ “nghĩ cho vợ” hơn.
(Theo Eva)