Bạn có một nghệ sĩ piano tài năng? Một tay trống? một nghệ sĩ kèn flute tương lai? Chơi một nhạc cụ rất có ích cho trẻ. Vậy tại sao mẹ không cho bé chơi nhạc?
Âm nhạc được coi là một ngôn ngữ chung nhất cho mọi người. Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, giai điệu du dương của âm nhạc là thứ mọi người đều có thể thưởng thức và hiểu được. Vậy có điều gì ẩn chứa sau nó?
Đối với trẻ nhỏ, âm nhạc mang đến rất nhiều lợi ích. Các chuyên gia đều cho rằng có rất nhiều ích lợi từ âm nhạc khi để cho bé học chơi nhạc. Sau đây là 10 lý do vì sao bé yêu của bạn nên bỏ chiếc điều khiển ti vi xuống và bắt đầu chơi một loại nhạc cụ nào đó.
1. Thúc đẩy sự phát triển của bộ não
Mẹ có muốn mang lại ưu thế cho tinh thần của bé? Âm nhạc có thể làm được điều đó. Chuyên gia âm nhạc Meredith LeVande, trang web MonkeyMonkeyMusic.com cho biết “Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho rằng sự tương quan giữa thành quả học tập với những trẻ được tiếp cận với âm nhạc. Âm nhạc đơn thuần kích thích các phần của não bộ liên quan đến việc đọc, làm toán và phát triển cảm xúc.”
2. Cải thiện trí nhớ
Chiếc giày kia đâu rồi? Đó câu hỏi xuất hiện rất nhiều lần và từ rất lâu trong những gia đình có trẻ nhỏ. Hãy giúp trẻ nhớ được nhiều hơn và học tập nhiều hơn bằng âm nhạc. Nhà soạn nhạc Maestro Eduardo Marturet, nhạc trưởng và người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Miami cho biết “Những nghiên cứu sâu rộng đã cho thấy trẻ tham gia học nhạc sớm có thể cải thiện khả năng học tập và trí nhớ vì trẻ được kích thích những mô hình khác nhau trong sự phát triển trí não”.
3. Tự tin gia nhập xã hội
Chọn chơi một loại nhạc cụ cũng có thể giúp trẻ phá vỡ cái vỏ bọc khiến trẻ không dám tự tin bước ra ngoài xã hội. Về mặt xã hội, những trẻ tham gia vào các nhóm học nhạc hoặc đồng diễn có thể học được các kỹ năng sống quan trọng, chẳng hạn như làm thế nào để liên kết với những người khác, làm thế nào để làm việc theo nhóm và đánh giá kết quả từ việc làm với nhau, sự phát triển của các kỹ năng lãnh đạo và kỷ luật.
4. Xây dựng sự tự tin
Có lĩnh vực nào của cuộc sống không được xây dựng bởi sự tự tin? Có thể là không. Và nếu bạn muốn bé yêu của mình được tự tin, hãy cho bé học chơi các nhạc cụ.
Giáo viên dạy nhạc Elizabeth Dotson-Westphalen cho biết “Âm nhạc có khiến trẻ tự phát triển kỹ năng, và trẻ sẽ ngày càng tự tin hơn”.
5. Tạo nên tính kiên nhẫn
Chúng ta sống trong thế giới trong sự hài lòng chớp nhoáng, nhưng cuộc sống thực lại đòi hỏi tính kiên nhẫn. Khi chơi trong một ban nhạc hoặc một dàn nhạc sẽ phải luôn sẵn lòng chờ đợi đến lượt mình nếu không âm thanh sẽ bị loạn nhịp. Điều đó vô hình chung đã dạy cho trẻ tính kiên nhẫn.
6. Giúp kết nối
Có những người đôi khi cảm thấy không có chút liên hệ với với những thứ xung quanh trong cuộc sống của họ. Âm nhạc có thể là một kết nối rất cần thiết cho trẻ nhỏ và cả người lớn. Âm nhạc có thể thỏa mãn nhu cầu được nghỉ ngơi thư giãn sau những tất bật lo toan của cuộc sống, nhưng âm nhạc không giống như những nhu cầu có mục đích khác như ăn, uống, xem ti vi hoặc lướt web không mục đích, âm nhạc khiến con người trở nên có giá trị hơn và kết nối con người với nhau.
7. Không ngừng học hỏi
Theo mưu cầu, không ai có thể học được tất cả mọi thứ. Âm nhạc cũng giống như vậy. Âm nhạc là một học không ngừng nghỉ, luôn có những điều mới mẻ để học hỏi.
8. Thể hiện hết mình
Con người phải nói rất nhiều điều không thành thật để thể hiện bản thân. Nhưng làm thế nào những đứa trẻ có thể làm được? Có một cách rất hữu hiệu đó là nhờ nghệ thuật và âm nhạc là một trong số đó. “Âm nhạc mang đến niềm vui thích và thể hiện những sắc thái tình cảm không cần viết thành lời.”
9. Dạy tính kỷ luật
Có một câu chuyện bắt đầu bằng “Làm thế nào để đến được Carnegie Hall”. Câu trả lời là gì? “Luyện tập, luyện tập, luyện tập”. Để nâng cao trình độ âm nhạc, trẻ không chỉ học tốt ở trường mà còn phải cống hiến hết mình để luyện tập âm nhạc. Âm nhạc đòi hỏi phải có kỷ luật.
10. Thúc đẩy tính sáng tạo
Trên tất cả, chơi nhạc sẽ thúc đẩy tính sáng tạo, nhất là khi trẻ đã đạt được trình độ cao. Sáng tạo rất tốt cho trí não, cơ thể và tâm hồn.
(Theo Eva)