ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hậu quả của việc quá kỳ vọng vào con
Tuesday, April 20, 2010 11:28
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chuyện bố mẹ quá kỳ vọng vào con và thúc ép con thái quá không phải là cá biệt trong cuộc sống hiện nay.

Ngay từ chyện học, chuyện chơi, chuyện chọn ngành, việc làm, đến dựng vợ gả chồng nhiều ông bố bà mẹ luôn muốn con mình làm theo nguyện vọng của họ. Và những đứa con nhiều khi phản kháng bằng nhiều cách rất tiêu cực.

Đuổi theo những kỳ vọng của cha mẹ

Có hai hình thức kỳ vọng thái quá của các bậc phụ huynh với con. Một là họ luôn thúc ép con phải học thật giỏi, nổi bật hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Những người này luôn bắt con học ngày, học đêm và hầu như chẳng bao giờ thỏa mãn với thành tích của trẻ.

Kiểu thứ hai là những bậc phụ huynh muốn con phải học theo sở thích, nguyện vọng của mình, theo đuổi những ước mơ của họ hay phấn đấu đạt được những thứ họ muốn. Họ quên mất rằng, để con cái trưởng thành, thành đạt, không phải đặt lên vai con quá nhiều kỳ vọng mà phải giúp con học cách tự đưa ra các quyết định, suy nghĩ cho bản thân và có trách nhiệm với các hành động của mình.

Bố mẹ Xuân đều là kiến trúc sư, luôn mong con mình cũng theo nghề, nhưng em không có khiếu hội họa và cũng không thích ngành đó. Dù được bố đưa đến các thầy dạy vẽ giỏi, rồi kèm cặp ở nhà nhưng Xuân vẫn không tiến bộ. Thấy vậy, bố mẹ thất vọng, hay mắng nhiếc con rất thậm tệ nhưng lại không cho con từ bỏ. Xuân cảm thấy quá mệt mỏi khi cứ phải đuổi theo những kỳ vọng của cha mẹ. Mỗi khi đi học về, cậu thường chui vào phòng riêng và chốt chặt cửa lại. Rất nhiều lần, Xuân bỏ giờ học vẽ để đi chơi với bạn bè và còn có ý bỏ học đi bụi.

Hậu quả của việc quá kỳ vọng vào con  - Tin180.com (Ảnh 1)

Chuyện bố mẹ quá kỳ vọng và thúc ép con thái quá không phải là cá biệt trong cuộc sống hiện nay.

Với trường hợp của Đạt, bố mẹ luôn muốn cậu trở thành nhà ngoại giao, nghề mà họ rất thích và cho rằng kiếm được tiền. Thế nhưng, bản thân cậu lại thích học về kỹ thuật, thích chế tạo thứ nọ, thứ kia. Đã nhiều lần Đạt nói với cha mẹ sở thích của mình, cậu cũng cố gắng chứng tỏ khả năng của mình bằng những tác phẩm rô bốt nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nhất mực giữ ý kiến của mình và cho rằng, đó chỉ là “sở thích tạm thời”, thiếu thực tế và dọa sẽ từ cậu nếu cậu không chịu nghe lời. Việc học hành từ đó trở thành cực hình đối với Đạt, cậu chống đối quyết liệt bằng cách học thật kém để bố mẹ sợ.

Cha mẹ mong con làm việc ở những ngành nghề, những nơi danh giá, sang trọng, hoặc kiếm nhiều tiền… cũng là chuyện đương nhiên. Tất cả những điều này có thể đều xuất phát từ tình yêu thương và vì tương lai tốt đẹp cho con. Tuy nhiên, nó lại biến thành áp lực do những điều kỳ vọng này không phù hợp hoặc thậm chí mâu thuẫn với những khả năng, nguyện vọng, sở thích của con. Nếu cha mẹ cứ tạo ra cho con những áp lực ngày càng cao hơn và tồn tại trong thời gian dài sẽ có nguy cơ tạo ra những trở ngại về tâm lý cho con, tạo ra sự hụt hẫng cá nhân, mặc cảm tự ti, stress kéo dài.

Chọn bạn đời cũng phải là người cha mẹ muốn

Không chỉ trong việc chọn bạn, chọn nghề, mà cả trong việc quyết định tương lai, hạnh phúc của con cái, có nhiều bậc phụ huynh cũng luôn cho rằng mình đúng, con cái bắt buộc phải theo, không cần bàn cãi. Và điều ấy nhiều khi gây ra những kết quả dở khóc, dở cười.

Ngay từ bé, Ngạn đã bị kiểm soát gắt gao, bất kể đi đâu làm gì bố mẹ đều hỏi đi mấy giờ và về nhà mấy giờ. Mọi mối quan hệ bạn bè của cậu cũng bị bố mẹ kiểm soát vì sợ cậu giao du với bạn xấu. Rồi đến lúc Ngạn có bạn gái, lúc đó anh mới thực sự khổ sở vì sự quan tâm quá mức của bố mẹ.

Hễ anh đi chơi với ai về bố mẹ anh cũng chờ để hỏi cặn kẽ mọi điều, rồi ai đến chơi nhà cậu, ông bà cũng săm soi như thể đó sẽ là người làm hư con họ. Mọi chuyện chỉ vỡ lở ra khi Ngạn bắt gặp bố cậu đang nghe lén điện thoại của mình ở máy lẻ. Và cậu càng tức giận hơn khi được biết, đây không phải lần đầu tiên. Tự nhiên anh thấy ghê sợ bố mẹ mình, niềm tin tưởng và thương yêu biến mất, chỉ còn lại sự khó chịu cứ lớn dần. Cậu phản kháng bằng cách lao vào rượu chè, rồi quán xá thâu đêm để bõ những ngày bị bố mẹ giam cầm.

Sự áp đặt của bố mẹ thường để lại hậu quả rõ nét nhất trong chuyện chọn bạn đời của con cái. Lan thường than thở, có lẽ cô đã hạnh phúc hơn nếu mẹ không một mực bắt cô phải làm theo ý mình. Bố mẹ cô cứ một mức bắt cô phải lấy anh Thân con bác Tuyển. Theo mẹ cô đó là người khỏe mạnh, có công ăn việc làm ổn định. Bà không đồng ý cho cô lấy ai khác, bà còn dọa sẽ chết nếu cô không nghe.

Rồi đám cưới cũng diễn ra đúng như mong muốn của hai gia đình. Nhưng do không có tình yêu, cuộc sống vợ chồng gượng gạo và lạnh lẽo trôi trong một thời gian ngắn. Rồi chính anh Thân không thể chịu đựng nổi đã tìm đến những niềm vui ở bên ngoài. Lan buồn, nhưng cũng không dám tâm sự với mẹ, bởi mỗi khi cô về bà lại nói: Con phải biết điều mà sống cho phải, không ai tốt hơn nó đâu.

Những kết cục buồn cho sự áp đặt điều bố mẹ muốn nên con cái là muôn hình vạn trạng. Nhiều nhà tâm lý đã nói rằng, sự quan tâm nên chỉ dừng ở sự hướng dẫn, chỉ đường, chứ không nên đến mức buộc dây vào cổ mà kéo đi.

(Theo KTĐT)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.