ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khi chồng là “đại tổng quản”
Wednesday, April 21, 2010 9:17
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hết trăng mật, Loan thấy chồng tuyên bố: “Em ăn tiêu không có kế hoạch. Từ bây giờ, anh sẽ lo chợ búa”.

Loan nghĩ chồng nói cho vui chứ vài hôm lọ mọ chợ búa sẽ chán. Nhưng hàng ngày chồng Loan dậy rất sớm, tranh thủ ra chợ cóc đầu ngõ mua sắm. Anh còn mặc cả giỏi hơn vợ. Mua mớ rau hay con cá cũng đều nâng lên – hạ xuống. Chưa kịp mừng vì có chồng đảm, Loan đã thấy gò bó vì kiểu tính toán quá chi ly của chồng.

Hầu như không bao giờ chồng Loan có ý định đưa vợ ăn ngoài hàng. Mỗi lần, Loan mua quà tặng cho ai là mặt chồng nặng như chì. Nếu cô đề xuất mời bạn đến nhà chơi hoặc đi chơi nhà ai là chồng phản đối vì sợ ăn uống tốn kém. Đám hiếu, hỉ nào cũng phải thông qua chồng. Anh thấy cần thiết mới “xuất” phong bì, không thì thôi.

Có lần, Loan nhờ chồng mua hộ gói băng vệ sinh mà cô cũng bị chồng bắt ghi sổ nợ, trừ vào tiền tiêu vặt. Anh lý luận: “Khoản nào phải ra khoản ấy, không thể xâm phạm được”.

Đến khi hai vợ chồng đi mua sắm, Loan muốn một chiếc áo sơmi mới thì chồng trừng mắt bảo: “Chị gái em mới cho một cái thế này, sao phải mua?”. Loan giải thích một hồi: “Chị ấy to béo, em thì ‘mi nhon’, không mặc vừa”. Nhưng chồng Loan nhất định không cho vợ mua áo mới mà bảo mang cái áo chị gái cho ra hàng may, nhờ người ta sửa lại cho vừa.

Khi chồng là ’đại tổng quản’ - Tin180.com (Ảnh 1)

Chán cảnh, Loan đòi giữ “tay hòm chìa khóa” nhưng chồng nhất định không cho. Đề xuất chuyện gì cũng bị chồng gàn nên Loan thấy mệt mỏi và chán nản. Cảm giác cô luôn phải gồng mình tiết kiệm trong khi thu nhập của gia đình không đến mức thế.

Cùng cảnh với Loan, Thùy (Hải Phòng) khi mới quen, thấy chồng lúc đó chi tiêu dè sẻn thì rất khâm phục. Cô nghĩ anh chu đáo, biết tính trước tính sau thì cuộc sống sẽ không bao giờ phải lâm cảnh thiếu hụt. Lúc mới kết hôn, Thùy được quyền nắm ngân sách. Tuy nhiên sau sự cố tự ý cho đứa cháu nhà mình 100 nghìn đồng mà không báo cáo, Thùy đã làm chồng mất lòng tin.

Anh nghĩ, vợ luôn “dấm dúi” cho nhà ngoại nên hàng tháng hai vợ chồng nai lưng làm việc mà không tiết kiệm được gì. Từ đó, anh quyết định sẽ giữ “tay hòm chìa khóa”, muốn cần tiền vào việc gì, Thùy phải thông qua chồng.

Hàng ngày khi ngủ dậy, Thùy được chồng đưa tiền chợ. Mọi khoản thu – chi đều phải liệt kê rõ ràng. Đi chơi thì chồng Thùy luôn chuẩn bị nước. Nếu có hết nước giữa chừng thì dù khát cũng chờ về nhà mới được uống.

Cuối tuần, anh chị bên nhà chồng “alo” gọi tụ tập và dặn: “Mỗi người góp một ít để cùng liên hoan”. Thùy hỏi ý chồng, định mua két bia, ít nước ngọt cho các cháu và hoa quả tráng miệng nhưng chồng gạt đi bảo: “Đến đó, anh chị thiếu gì thì sẽ mua sau”. Thùy thừa biết chồng nói vậy “cho oai” chứ thực ra là không muốn đóng góp. Rất may, các anh chị bên nhà chồng Thùy đều dễ dãi nên không ai để bụng chuyện vợ chồng cô đi ăn liên hoan tay không.

Bức xúc vì chồng “chỉ biết ăn của người khác” nhưng Thùy cũng không thể làm gì. Lương thưởng phải nộp đủ cho chồng nên cô không có khoản nào khác, ngoài một ít tiền đổ xăng và tiêu vặt. Ăn sáng hai vợ chồng toàn ăn ở nhà cho đỡ tốn kém. Còn cơ quan gần nên bữa trưa, Thùy về nhà ăn. Muốn được chi tiêu theo ý của mình, Thùy đề nghị được giữ ngân sách nhưng chồng cương quyết chối từ. Thùy biết chồng tiết kiệm cũng vì lo cho gia đình nhưng cô sợ kiểu ứng xử của chồng sẽ làm mất lòng anh em, bạn bè. Hoặc sẽ bị chê cười là không biết điều.

Phân loại các ‘đại tổng quản’

Khá nhiều anh chồng “kẹo kéo” đều muốn tự tay thu vén tiền nong. Nhiều anh còn độc đoán, ép vợ con phải chi tiêu theo ý mình. Bản thân họ cũng luôn tuân thủ nguyên tắc “vắt cổ chày ra nước”. Khi đã nắm ngân sách thì vợ con cũng phải xuôi theo nếp sống của chồng.

Có hai mẫu vợ khiến người chồng ki bo không dám giao “tay hòm”:

- Một là người vợ tiêu hoang. Một số phụ nữ khá kém trong việc cân đối tài chính gia đình. Có người thích gì là mua sắm, cứ vô tội vạ không đâu vào đâu. Người chồng tiết kiệm chắc chắn sẽ không chịu được cảnh này. Anh ấy sẽ giành quyền nắm ngân sách và chi phối chuyện sinh hoạt của cả nhà. Nếu người vợ quen hoang tay thì khả năng bất mãn, xảy ra xung đột là khá lớn.

- Thứ hai là người chồng luôn nghi ngờ vợ. Những anh chồng đa nghi luôn sợ vợ sắm sửa quá nhiều nên quyết đòi giữ tài chính. Những anh thích “chụp mũ” cho vợ thường xấu tính và hay xoi mói. Có khi vì bản tính ích kỷ và đa nghi mà luôn lo sợ vợ sẽ phung phí dù thực tế chưa hẳn đã vậy.

Người vợ thường cảm thấy gò bó, không được chi tiêu theo ý mình, hơn cả là mất dần đi những suy nghĩ tốt đẹp về chồng. Nguy hiểm hơn nếu chồng coi trọng tiền bạc, khinh thường vợ con.

(Theo Me&be)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.