ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bé hay đánh em một cách hung bạo
Friday, June 18, 2010 8:50
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Anh thường đánh em bằng những lý do nhỏ nhặt: ngồi cạnh anh, cả nhà đang xem tivi em cứ nói chuyện với mẹ nhiều. Anh lại đánh em rất mạnh, đấm đá, thúc khuỷu tay vào bụng, ngực em.

Nhà chị Hoa có hai con trai. Bé lớn học lớp 1, bé út học mới 4 tuổi. Bé nhỏ rất quý anh, thích chơi với anh, nhưng anh lại cộc cằn, ghét em và rất hay đánh em một cách thô bạo.

Anh thường đánh em bằng những lý do nhỏ nhặt, chẳng đâu vào đâu như: ngồi cạnh anh lúc anh không thích, cả nhà đang xem tivi mà em cứ nói chuyện với mẹ nhiều. Còn những khi em động đến sách vở, đồ chơi của anh, hay mẹ chia cho em phần hơn, chuyện đánh em khỏi phải nói.

Anh đánh em rất mạnh, thường thì đấm đá, thúc khuỷu tay vào bụng, vào ngực em. Cấu véo, giật tóc hoặc tát em. Nếu không, anh vẫn có cái giọng trịch thượng cậy mình lớn hơn: “Nào cái thằng này, lui ra không tao tát cho bây giờ”. Ngược lại, dù bị anh đánh nhưng em rất thích chơi với anh. Anh đánh xong, em cũng chẳng “thù hận” gì anh, lại thích ra nói chuyện hoặc chia bim bim cho anh.

Mỗi khi nhìn thấy hoặc nghe con mách lại, vợ chồng chị Hoa đều phạt bé lớn. Bé đã hứa và xin lỗi rất nhiều lần nhưng trước sau vẫn thế. Bố mẹ có khuyên nhủ bằng những lời lẽ nhẹ nhàng cũng chẳng có kết quả gì.
Bé hay đánh em một cách hung bạo - Tin180.com (Ảnh 1)
Bố mẹ nên đối xử công bằng với cả hai anh em để anh lớn không có cảm giác bị ra rìa (Ảnh minh họa)
Bố mẹ đừng “nhất bên trọng – nhất bên khinh”

Các nhà tâm lý học đã cho biết rằng, có một sự ghen tị, cảm giác “ra rìa” bị bỏ rơi của trẻ con khi chúng có em. Tâm trạng đó rất tự nhiên và nhạy cảm với những trẻ làm anh/chị mà bố mẹ đôi khi không nhận ra được.

Trong trường hợp bé lớn hay đánh em, chẳng vì lý do gì, bố mẹ hãy xem lại cách đối xử giữa hai con: có nhất bên trọng, nhất bên khinh hay không, có ưu tiên cho bên nào hơn không.

Thông thường, các mẹ vẫn quan tâm đến em nhiều hơn vì em còn nhỏ. Khi anh/chị đánh mắng hoặc không chơi với em, lập tức sẽ bị bố mẹ đánh mắng. Không phải cố ý, nhưng điều đó có khi lại làm cho khoảng cách giữa các anh chị em trong gia đình ngày càng tăng lên.

Cách tốt nhất, bố mẹ hãy quan tâm đến anh/chị lớn hơn, chứ không phải lúc nào cũng chăm chăm phạt và mắng bé. Một số trường hợp, các bé em hay được chiều hơn, nhõng nhẽo nên cũng bắt nạt anh. Cha mẹ nghe thế lại mắng: “Làm anh phải biết nhường chứ”.

Sự quan tâm và đối xử công bằng của cha mẹ sẽ khiến các bé lớn thấy rằng bố mẹ đều gần gũi và chăm sóc các con như nhau. Mặt khác, đây cũng là cách thức hữu hiệu để ngăn chặn việc đánh em. Vì khi có sự hiện diện của người lớn, trẻ lớn muốn đánh em một cách thô bạo, bạo lực cũng phải nhẫn nhịn hơn.

Nếu như em bé ngoan và anh/chị hay đánh em một cách vô cớ, bố mẹ hãy gọi và nói chuyện trực tiếp với bé lớn. Cuộc trao đổi bao gồm những nguyên tắc cần có trong gia đình: anh em phải yêu thương nhau, nếu anh/chị hoặc em vi phạm, đều bị phạt. Việc đưa ra những hình thức cụ thể khiến cho bé lớn hiểu được những mong đợi rõ ràng của bố mẹ.

Nếu đã thực hiện tất cả những biện pháp trên đây mà việc đánh em vẫn không “thuyên giảm”, bố mẹ cần phải đưa bé đến hỏi các bác sỹ tâm lý. Nhưng dù sao, việc thay đổi thói quen, hành vi ứng xử của một đứa trẻ luôn đòi hỏi sự yêu thương, bao dung và sự kiên nhẫn của bố mẹ.

Thu Hằng (Tổng hợp)
(theo afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.