Họ tảng lờ, giả vờ không nghe thấy khi được hỏi thăm bằng những câu muôn thủa như “đến bao giờ mới định sinh em bé”, hoặc “khi nào anh chị mới định cho ông bà ẵm cháu đây…” Tình trạng lười sinh con đang xuất hiện khá nhiều trong xã hội hiện đại.
Muôn nẻo lý do trì hoãn
Nhiều phụ nữ muốn tranh thủ tuổi trẻ để thăng tiến và để có một vị trí nhất định nào đó trong xã hội |
Điều này đồng nghĩa với việc họ buộc phải hy sinh nhiều hơn cho bản thân và cho gia đình. Chị Thu Trà (25 tuổi, vừa lấy chồng được 6 tháng) chia sẻ: Vợ chồng tôi đã quyết định chưa vội sinh em bé vì đây là giai đoạn “đẹp” để hai đứa kiếm tiền. Nếu có con, tôi sẽ phải mất ít nhất là một năm rưỡi để chăm sóc em bé rồi mới toàn tâm toàn ý để đi làm trở lại. Lúc ấy, chắc gì công việc của tôi sẽ được suôn sẻ như lúc này vì tôi buộc phải làm lại khá nhiều, ấy là chưa kể đến việc tôi không thể dành trọn thời gian cho sự nghiệp như bây giờ vì con còn quá nhỏ.
Nhiều cặp vợ chồng khác thì đưa ra quan điểm: Bây giờ, kinh tế để nuôi nhau còn chưa đủ, nói gì đến chuyện sinh con. Nếu đã quyết định sinh em bé, chúng ta cần phải tự tin với điều kiện tài chính của mình, chứ sinh con ra mà vứt con lay lắt hoặc không đủ kinh tế để chăm con thì sinh con ra để làm gì.
Lý do về kinh tế thường chiếm đa số trong những câu trả lời của phụ nữ về vấn đề ngại sinh con. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do “chính đáng” khác xoay quanh điều này, ví dụ như tâm lý sợ xấu, sợ phát tướng, sồ sề sau khi sinh, hoặc chưa muốn sinh con vì năm đó không hợp tuổi với bố mẹ và năm chưa đủ độ “đẹp”. Hàng vạn lý do nêu ra thường rất…hợp lý và cách lý giải của người trong cuộcVà trên hết, họ chính là cha, là mẹ của đứa trẻ mà họ sinh ra nên họ có quyền quyết định thời điểm nào là hợp lý để con mình chào đời.
Nỗi buồn của ông bà nội – ngoại
Rồi bà Hồng nói tiếp: Chúng nó thừa biết ông bà hai bên sốt ruột lắm rồi mà cứ vô tư như chẳng có chuyện gì xảy ra. Tôi là mẹ chồng, vậy mà nhiều khi còn phải nịnh con dâu, bảo nó cứ để đi rồi mẹ sẽ lo hết, lo cả việc trông nom, chăm sóc cháu hàng ngày để bố mẹ nó vẫn có thể đi làm kiếm tiền mà không phải lo lắng đến việc tìm người trông đứa trẻ. Nhưng con dâu vẫn bình chân như vại, cả thằng con đẻ cũng kiên quyết bênh vợ:
Chúng con còn bao việc phải lo, thêm mấy năm nữa sinh con thì có chết ai mà lúc nào bố mẹ cũng cuống quýt. Giờ này, nhìn mấy bà bạn già của tôi có cháu bồng mà sao cứ thấy chạnh lòng…
Còn đó những xót xa
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng đó là sự ích kỷ của giới trẻ. Do không muốn hy sinh nên ngại có con vì phải mất thời gian chăm sóc em bé, mất đi sự riêng tư của đôi vợ chồng son và nhất là sợ bị ảnh hưởng tới nhan sắc. Những quan điểm khác nhau ấy của hai thế hệ đang dần làm cho mối quan hệ của cha mẹ, con cái ngày càng xa cách.
Trong khi ông bà mong ngóng có cháu hàng ngày thì các con của họ lại dửng dưng mà bào chữa bằng những lý do mà các cụ cho là khó chấp nhận. Nếu là do kinh tế thì tại sao thời trước các cụ không đầy đủ bằng nhưng vẫn “sòn sòn” và nuôi dạy con tốt đấy thôi. Nếu là do không có người chăm sóc thì các bậc phụ huynh đã “cam kết” là sẽ chăm lo cho em bé còn gì.
Và “người trẻ” thường trả lời: Thời trước khác với bây giờ nên bố mẹ không thể cứ mãi đem ra so sánh. Ngày xưa các cụ có cố gắng bao nhiêu thì cũng chỉ làm được ngần ấy thôi chứ có hơn gì đâu. Còn bây giờ, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, dừng lại là mất cơ hội. Còn sức khỏe, còn tuổi trẻ thì mình phải cố gắng. Đó cũng là cách để đảm bảo cho tương lai.
Cần sáng suốt để đưa ra những quyết định lớn nhỏ của mình vì một khi sự việc đã đi quá xa thì rất khó để quay trở lại. Lúc đó, nếu có nuối tiếc thì cũng đã muộn rồi.
(Theo ĐSGĐ, giadinh)