Hành tinh lạ này (tạm gọi “Mộc tinh khổng lồ”) được phát hiện lần đầu vào năm 2008 bởi những kính thiên văn ở Trái đất. Ảnh chụp “Mộc tinh khổng lồ” trở thành bức ảnh trực tiếp đầu tiên về một thế giới cách xa Thái dương hệ của chúng ta.
Thế nhưng các nhà khoa học không thể chắc chắn rằng ngoại hành tinh này có xoay quanh ngôi sao của nó hay chỉ là hành tinh phiêu diêu lạc loài – vô tình nằm cạnh một ngôi sao?
Mới đây, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật quang học tích hợp công nghệ cao đối với kính thiên văn mặt đất Gemini đặt tại Hawaii để tiến hành những phép đo chi tiết hơn nhằm chứng minh “Mộc tinh khổng lồ” đang xoay quanh ngôi sao của nó.
Bức ảnh được chụp bởi Đài quan sát Gemini cho thấy ngôi sao 1RSX J160929.1-210524 và hành tinh “sao Mộc khổng lồ” của nó – điểm sáng góc trên bên trái.
Ngoại hành tinh này nằm cách một nhóm sao trẻ hình thành cách đây khoảng 5 triệu năm.
Ngoại hành tinh có khối lượng gấp 8 lần sao Mộc này là một phần của một “hệ mặt trời” xa xôi được gọi là 1RXS 1609. “Mộc tinh khổng lồ” xoay quanh “vị chủ nhân ông” với một khoảng cách xa bất thường – gấp 300 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời.
“Mộc tinh khổng lồ” có nhiệt độ ước tính trên 1.500 độ C bởi vì “hệ mặt trời” của nó tương đối trẻ và sẽ nguội dần trong hàng tỉ năm sắp tới.
Dailymail trích lời nhà thiên văn David Ladfreniere cho biết những quan sát mới bác bỏ khả năng sắp xếp vị trí may rủi và xác định rằng ngoại hành tinh và ngôi sao 1RXS 1609 liên hệ lẫn nhau.
Nhà thiên văn David Lafreniere kể lại rằng vào thời điểm năm 2008, điều họ biết chắc chỉ là có một hành tinh trẻ khổng lồ ở ngay bên cạnh một ngôi sao trẻ trên bầu trời.
(theo vietnamnet)