ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chu kỳ Mặt Trời với khí hậu toàn cầu
Monday, August 16, 2010 9:43
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Các nhà khoa học thế giới nhận định rằng, trận bão Mặt Trời lan tỏa trong vũ trụ được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cảnh báo vừa qua là dấu hiệu cho thấy, Mặt Trời đang bước vào giai đoạn hoạt động mạnh với những nguy cơ ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu.

Giai đoạn cao trào mới

Các vệ tinh của NASA đã phát hiện một vụ nổ lớn tại một điểm đen trên Mặt Trời vào ngày 1/8. Theo Space.com, vụ nổ đã tạo ra một đám mây khổng lồ gồm các hạt mang điện tích, gọi là đám mây plasma. Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất (khác với các trạng thái rắn, lỏng, khí) mà trong đó các chất bị ion hóa mạnh.

Chu kỳ Mặt Trời với khí hậu toàn cầu - Tin180.com (Ảnh 1)
Vụ nổ từ lỗ đen Mặt Trời ngày 1/8.

Đám mây plasma này khi gặp tầng khí quyển trên cùng của Trái Đất, sự tương tác giữa chúng đã tạo nên vô số cực quang (những dải sáng có màu sắc rực rỡ) trên bầu trời tại Đan Mạch, Na Uy, Greenland, Đức, cũng như ở phía bắc nước Mỹ và Canada vào ngày 4 – 5/8…

Mặc dù sự kiện bão Mặt Trời lần này có vẻ như không gây nguy hại cho Trái Đất như dự báo, nhưng theo Global Times dẫn lời chuyên gia dự đoán cơn bão Mặt Trời mới nhất này đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn hoạt động cao hơn của Mặt Trời.

Hoạt động của Mặt Trời luôn tăng và giảm theo chu kỳ mà các nhà khoa học tính toán là kéo dài khoảng 11 năm. Thời điểm mà hoạt động của Mặt Trời đạt mức cực đại gần đây nhất diễn ra vào năm 2001… Các nhà khoa học tin rằng, Trái Đất sẽ phải hứng chịu một lượng hạt mang điện tích lớn chưa từng có từ Mặt Trời vào năm 2013 khi chu kỳ Mặt Trời bước vào giai đoạn cao trào mới.

Tác động đến khí hậu toàn cầu

Theo ScienceDaily, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) cho thấy, hoạt động cực đại của Mặt Trời và kết quả của nó có liên quan đến ENSO – hiện tượng nhiệt đới Thái Bình Dương ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thay đổi khí hậu trên thế giới.

Tổng năng lượng từ Mặt Trời đến Trái Đất sẽ thay đổi 0,1% trong suốt chu kỳ Mặt Trời. Các nhà khoa học đã tìm kiếm hàng thập kỷ để kết nối những thay đổi này với thời tiết tự nhiên.

Dựa trên những nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình máy tính về khí hậu toàn cầu và nhiệt độ đại dương trong hơn một thế kỷ để tìm lời giải cho mối liên hệ giữa hoạt động Mặt Trời và khí hậu toàn cầu.

Gerld Meehl, nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu này cho biết: “Khi những hoạt động Mặt Trời đạt đỉnh, sẽ có những ảnh hưởng rất xa nhưng thông thường ít được chú ý đến, tác động lên các hệ thống thời tiết trên toàn thế giới”.

Kết quả nghiên cứu này hy vọng sẽ mang lại những dự báo về nhiệt độ cũng như những kiểu thời tiết vào những thời điểm nhất định trong khoảng chu kỳ 11 năm của Mặt Trời.

heo Bee
(theo vietbao)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.