ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khi chồng kiệm lời 
Thursday, February 17, 2011 8:32
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một trong những điều chị em phàn nàn nhất là các ông chồng về nhà ít nói chuyện với vợ. Tuy nhiên, dưới góc độ tiến hóa của ngôn ngữ, điều đó chứng tỏ mối quan hệ vợ chồng đang hoàn toàn bình thường!

Muốn hiểu điều tưởng như nghịch lý đó, chúng ta cần biết chức năng và tiến hóa của ngôn ngữ. Ngôn ngữ dùng để làm gì? Câu trả lời thật đơn giản: để giao tiếp. Chức năng hàng đầu của ngôn ngữ là giao tiếp và thông tin. Nhưng, như thế chưa đủ.

Chức năng tiến hóa của ngôn ngữ

Theo các nhà khoa học, ngôn ngữ hiện đại xuất hiện khoảng 50 – 60 ngàn năm trước, là một ưu thế sinh tồn giúp con người thành một loài tiến hóa nhất trong muôn loài. Ngày nay, ngôn ngữ có nhiều vai trò đến mức không thể xếp chúng thành một sơ đồ để xem cái nào là gốc rễ, cái nào là phát sinh. Tuy nhiên, các nhà tiến hóa luận đưa ra nhiều giả thuyết rất thú vị về động lực tiến hóa của ngôn ngữ.

Đầu tiên là giả thuyết “gắn kết xã hội” của Robin Dunbar tại Đại học Liverpool. Ông nhận thấy khỉ và vượn dành không ít thời gian để bắt rận cho nhau. Theo Dunbar, ngoài việc loại bỏ các loài ký sinh, hành động đó làm tăng sự gắn kết xã hội và nó cũng góp phần giới hạn số lượng của một nhóm động vật, vì thời gian bắt rận quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới việc tìm thức ăn. Trên thực tế, khỉ dành 20% tổng số thời gian cho việc bắt chí; và do đó số lượng trung bình của một bầy động vật là 50 con.

Vậy nhóm người săn bắt – hái lượm với 150 thành viên cần bao nhiêu thời gian để bắt chí? Dunbar đưa ra con số 43% tổng quỹ thời gian. Tuy nhiên, nhờ giao tiếp bằng ngôn ngữ, con số này giảm xuống còn 20%. Như vậy động lực tiến hóa của ngôn ngữ là nhu cầu gắn kết con người trong các nhóm xã hội càng ngày càng lớn.

Nhà tâm lý tiến hóa Geoffrey Miller đưa ra một giả thuyết hoàn toàn khác. Ông xem chọn lọc giới tính, lý thuyết Darwin cho rằng đuôi dài của chú công đực là sản phẩm tiến hóa dành cho sự lựa chọn của cô công cái, có vai trò quyết định. Giống như cái đuôi dài, cân xứng và đẹp đẽ là dấu hiệu không có động vật ký sinh; một giọng nói truyền cảm, lưu loát, một ngôn ngữ giàu hình ảnh và ngữ nghĩa được cả nam và nữ xem là dấu hiệu của người bạn tình lý tưởng. Theo Miller, ngôn ngữ cho chúng ta biết chất lượng của đối tác tốt hơn mọi tín hiệu sinh học khác. Thế nên các anh chàng “dẻo mỏ” luôn giành lợi thế; còn phụ nữ thường yêu bằng tai.

Với các nhà ngữ học, bản chất của ngôn ngữ là ngữ nghĩa và truyền thông. Ngôn ngữ tiến hóa vì cuộc sống và tư duy của loài người ngày càng đa dạng. Theo Steven Pinker, kiến thức, tính xã hội và ngôn ngữ là ba đặc trưng cơ bản của đời sống loài người. Chúng là động lực giúp nhau cùng tiến hóa.

Chưa hết, tại sao giọng Bắc khác giọng Nam, giọng Huế khác giọng Quảng Ngãi, khác giọng Sài Gòn? Tại quê của người viết bài này, hai thôn Vĩ thượng và Vĩ hạ có giọng nói khác nhau đến mức một em bé cũng nhận ra, dù chỉ cách nhau một con kênh đào rất hẹp. Đó là do chức năng bảo vệ của ngôn ngữ. Do chỉ nuôi được không quá vài trăm người, các nhóm săn bắt – hái lượm ngày xưa tìm mọi cách tiêu diệt người lạ, mà giọng nói và cách phát âm là cách tốt nhất để phát hiện kẻ không mong muốn ngay khi họ vừa mở miệng. Nói cách khác, ngoài sự gắn kết xã hội, ngôn ngữ còn được dùng để phân biệt các nhóm xã hội, phân biệt “chúng ta” và “họ”.

Như vậy, theo các nhà khoa học, ngôn ngữ được dùng để giao tiếp, gắn kết xã hội, chọn bạn tình và phát hiện người lạ. Các chị có thể hiểu thêm về người đầu gối tay ấp của mình nếu lưu tâm đến các chức năng đó.

 Khi chồng kiệm lời   - Tin180.com (Ảnh 1) Minh họa: NOP

Nói có nơi, chơi có chốn?

Khi ra ngoài, nhất là tại quán nhậu, các ông chồng nói nhiều không kém các bà vợ lắm lời của họ. Điều đó thực ra rất dễ hiểu, nếu xác định các quan điểm “chức năng luận” đã trình bày ở trên.

Tại chỗ làm và quán nhậu, đàn ông nói nhiều để thực hiện các chức năng giao tiếp và gắn kết xã hội của ngôn ngữ. Bên cạnh đó, rượu vào lời ra, qua đó họ có thể biết người đối diện có thuộc “cạ” với mình hay không (chức năng bảo vệ của ngôn ngữ).

Và nếu để ý tới một phụ nữ nào đó, chắc chắn họ sẽ tìm mọi cách “truyền thông” đến đối tác (các chị hãy nhớ lại “cái thuở ban đầu đầy lưu luyến ấy” của bản thân, rồi cái thời oanh liệt nay còn đâu!). Xin các chị chớ quên, dưới góc độ tiến hóa, đàn ông đa tình hơn, còn phụ nữ chung tình hơn.

Nói cách khác, khi ra ngoài, các ông chồng có đủ mọi lý do để nói nhiều. Các động lực sinh học và xã hội khiến họ lắm lời chả kém gì ai. Nhưng, nếu chỉ có thế thì các chị cũng chưa đến nỗi phải than phiền.

Chưa tính đến các nguyên nhân xã hội và tâm lý thuần túy (các chị nói quá nhiều làm sao còn chỗ cho chồng chen lời; lại toàn những lời kêu ca, phàn nàn, than thở thì cánh đàn ông “công ít tội nhiều” tìm đâu ra động lực để mở miệng), thì tại sao khi về nhà, các ông chồng rất khó hay không cần tìm động lực để cất lời?

Đầu tiên là sự giao tiếp. Đã nói nhiều ở ngoài nên quỹ thời gian 20% gần như cạn kiệt, làm sao mà họ chẳng ít lời? Tiếp theo là chức năng gắn kết xã hội. Các ông chồng nước ta, với tính gia trưởng đầy ắp trong đầu, có bao giờ xem vợ là đối tượng luôn phải tìm cách gắn kết đâu. Vợ ta không gắn bó với ta thì gắn bó với ai, chẳng lẽ với ông hàng xóm sao! Đó là lý do khi thấy vợ có dấu hiệu xa cách, họ mới cuống cuồng tìm cách “đối thoại”.

Thêm nữa, vợ đương nhiên là đối tác tình cảm rồi, cánh đàn ông cần gì phải đối thoại nhiều nhằm tìm ra những ưu điểm về mặt giới tính, như chức năng chọn bạn tình của ngôn ngữ quy định?

Cuối cùng, các ông chồng bao giờ cũng xem vợ là “cạ” của mình (về mặt sinh học, đàn ông bao giờ cũng xem người phụ nữ sinh nở và nuôi con cho mình là “cạ”), nên không bao giờ có nhu cầu tìm hiểu xem vợ là bạn hay thù qua giọng nói và cách phát âm. Vậy tại sao lại phải tốn thời gian, tâm trí và sức lực cho một việc không cần thiết?

Tóm lại, dưới góc độ chức năng và tiến hóa của ngôn ngữ, việc các ông chồng về nhà ít nói với vợ là hoàn toàn… bình thường. Chỉ khi họ không nói hay nói nhiều mới là bất thường!

 Khi chồng kiệm lời   - Tin180.com (Ảnh 2) Ảnh: GettyImages.com

Để các ông chồng nói nhiều hơn với vợ

Để tăng cường chức năng “giao lưu” và “gắn kết”, các chị cần có “mẹo” lôi kéo các anh về nhà ngay sau giờ làm việc. Nếu đã dùng hết “quota” 20% tổng quỹ thời gian hàng ngày ở bên ngoài, họ sẽ không chịu mở miệng nữa đâu. Cách tốt nhất là nhờ các anh đưa đón cục cưng đi học hàng ngày. Dù các anh tham công tiếc việc đến mấy, nhưng nếu cô con gái rượu khóc và “méc” rằng, trong lớp có bạn Anh Thư ngày nào cũng được ba đưa đón, nhiều khả năng người “nở nụ cười thu hoạch” sẽ là các chị!

Mặt khác, nếu các chị tỏ ra xa cách hay bí ẩn một chút thì cũng không phải là không hay. Đàn ông thích chinh phục mà. Nhưng không nên bí ẩn và xa cách quá.

Cũng không nên bỏ qua các yếu tố tâm lý. Ai cũng thế thôi, chúng ta chỉ hào hứng đối thoại khi người tung kẻ hứng. Hãy bớt phàn nàn về thói hư tật xấu của chồng (đến Tết Congo cũng chẳng hết!). Đừng nhắc tới lỗi lầm quá khứ. Hãy gợi những chủ đề mà các anh ưa thích và có ưu thế. Và hãy cố gắng tỏ ra thán phục chồng. Cái sĩ diện của đàn ông còn to hơn quả núi! Người viết từng nghe một câu chuyện khá thú vị và hữu ích. Một chị khâm phục tiếng Pháp của chồng quá nên nhờ anh hàng tuần dành chút thời gian dạy cho chị. Anh chồng vô cùng sung sướng và hãnh diện mà không biết vợ mình có thể đọc Những người khốn khổ từ nguyên bản tiếng Pháp!

Có lẽ cánh đàn ông chúng tôi không có diễm phúc tìm được một người vợ lý tưởng như thế, nhưng sao các chị không cố gắng trong một “thương vụ” mà người chiến thắng chắc chắn là các chị?

TS Đỗ Kiên Cường
(theo phunuonline)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.