ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Hiến kế’ sống sót qua bão giá
Friday, March 4, 2011 9:34
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tự trồng rau xanh ở khuôn viên trong nhà cải thiện bữa ăn, kết hợp đi chung xe đến cơ quan, giảm bớt các chi tiêu theo thói quen… là những “kế sách” mà bạn trẻ đã nghĩ ra để tồn tại trong thời bão giá.

Khu vườn của chị Trần Thị Lý (quận Thủ Đức, TP HCM) rộng khoảng 100m2, phía trước cổng ngôi nhà chị trồng cây dưa tây, phía sau có một miếng đất trống trước đây chị trồng hoa, nay chị đã dẹp bỏ để trồng rau xanh, bầu bí… để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Miếng đất chỉ vỏn vẹn khoảng 10m2, nhưng chị đã gieo hàng trăm hạt cây cải ngọt, chục cây bí…

Hiến kế’ sống sót qua bão giá - Tin180.com (Ảnh 1)
Cây dưa tây trước cổng ra vào nhà chị Lý. Ảnh: Tá Lâm.

“Bây giờ ra chợ mua mớ rau cải ngọt cũng mất chục ngàn rồi. Giá cả tăng chóng mặt thế này, mình có sẵn đất tại sao không tranh thủ một ít thời gian trồng rau xanh, vừa có việc để làm vừa có cái để ăn đỡ tốn tiền đi mua mà đảm bảo chất lượng, không sợ thuốc kích thích gì”, chị Lý chia sẻ.

Chị Lý cho biết, chị đang là nhân viên văn phòng của công ty dược (quận Tân Bình, TP HCM). Lương mỗi tháng của gia đình chị cộng lại cũng không đủ chi tiêu cho cuộc sống hiện tại trong thời bão giá. Tiền học phí, tiền học thêm cho đứa lớn học lớp 10 và đứa nhỏ học lớp 8 cũng đã chiếm ngót hơn nữa. Khi nghe tin xăng tăng giá, chồng chị đã chạy ra trạm xăng mua nguyên một can xăng về dự trữ nhưng cuối cùng cũng phải chấp nhận sống chung với nó.

Thế rồi, ở cơ quan, chị Lý nghe đồng nghiệp than: “Làm sao sống qua thời bão giá bây giờ?”. Mọi người xúm lại bàn tán. Một người trong đó đã đưa ra kế sách: “Nhà bà nào có đất trống thì trồng rau quả, đảm bảo tiết kiệm được khối tiền đi chợ”. Nghe theo, chị Lý đã vứt bỏ hàng trăm cây hoa, cây cảnh để “thâm canh” rau xanh, bầu, bí…

“Chỉ hơn tuần nữa thôi anh quay lại đây sẽ thấy khu đất trống này biến thành bãi rau xanh mơn mởn. Chưa nói đến chuyện mang ra chợ bán, nhưng ít nhất gia đình tôi cũng đã bớt được một số tiền lớn”, chị Lý vui sướng khi nghĩ đến thành quả tương lai.

Để có được vườn rau xanh này, chị đã phải về bên ngoại để học hỏi cách trồng và cách chăm sóc rau xanh. Chị đã nhờ bố chồng tư vấn nên trồng rau gì nhanh thu hoạch và dễ trồng nhất. Và chị đã chọn cây rau cải ngọt để… thử nghiệm.

“Nếu nhà có tí đất nên dọn dẹp và trồng ít rau xanh như rau cải, rau muống… Nhà không có nhiều đất thì tận dụng khoảng trống trồng rau mầm, nếu nhà có hàng rào thì thả vào hạt bầu, bí, mướp… cho bò lên”, chị Lý nói.

Khác với chị Lý, chị Hải Yến (22 tuổi, nhân viên tư vấn Bảo hiểm Nhân thọ) thì có kế sách đi chung xe với đồng nghiệp. Nhà chị ở quận 9, phải đi qua xa lộ Hà Nội đến công ty dài gần 30 km, nếu đi cũng mất hơn 10.000 đồng tiền xăng xe. Cách nhà chị chừng 1km có anh đồng nghiệp thân thiết, trong một lần đi uống cà phê chị mạnh dạn đề nghị anh cho đi chung xe đến công ty.

“Tự nhiên được ngồi sau xe của anh chàng mình ’kết’, đoạn đường đi không còn cô đơn nữa, lại tiết kiệm được khối tiền xăng xe, tội gì không thực hiện. Khi anh ấy mệt mình sẽ xung phong chở anh ấy. Anh đồng nghiệp cũng đang ’một mình’ được dịp tốt thế này nỡ nào từ chối”, chị Yến nói.

Hiến kế’ sống sót qua bão giá - Tin180.com (Ảnh 2)

Người dân tính toán trước khi ra chợ mua rau xanh. Ảnh: Tá Lâm.

Cũng giống chị Yến, Hà (sinh viên ĐHKHXH&NV TP HCM) cũng đã “treo xe lên gác” để đi chung với cô bạn cùng lớp. Số tiền tiếp kiệm được, Hà và cô bạn dùng vào việc trả tiền phòng trọ. Chủ trọ cũng đã đánh tiếng từ tháng sau sẽ tăng thêm 50.000 đồng/phòng.

“Chỉ khi có việc thực sự cần thiết em mới phải dùng đến xe máy, còn không vẫn đi chung với cô bạn cùng lớp hoặc đi xe buýt cho tiện. Ngày trước em còn lên quán bún bò gần trường ăn sáng, còn giờ thì nhịn luôn”, Hà chia sẻ.

Cầm trong tay 30.000 đồng, Hà định mời người yêu ra quán cà phê mà họ thường ghé qua. Nghĩ ra giá cà phê ở đó đã tăng thêm 3.000 đồng/ly, cô gái trẻ tư lự số tiền đó không đủ hai ly cà phê cho hai người, nên đành thôi. Khuôn mặt tiu hỉu, Hà vẫn quyết định cầm điện thoại lên tay gọi cho bạn trai, chiêu đãi anh ta bằng một ly… trà đá trước cổng trường.

“Trà đá cũng đã lên giá từ 1.000 lên 2.000 đồng rồi. Số tiền này hy vọng vẫn đủ cho hai đứa nhâm nhi cả buổi chiều. Đến trà đá chắc cũng phải cân nhắc”, cô gái chia sẻ.

Hoàng Anh (18 tuổi, bạn trai của Hà) đưa ra kế sách sống chung với bão giá: “Thực ra, nếu các bạn giảm bớt các khoản chi tiêu theo thói quen như cà phê, thuốc lá, nhậu… thì sẽ tiếp kiệm được một khoản khá lớn để bù đắp giá cả tăng cao”.

Anh chàng kể, một tuần anh nhậu 3 lần, mỗi lần nhậu khoảng 3 đến 5 người cũng tiêu hết 200.000 đến 300.000 đồng. Mỗi người góp một ít, kể ra mỗi tháng cũng hết gần hơn 500.000 đồng tiền nhậu. Tiền thuốc lá, tiền cà phê… mỗi tháng không dưới 200.000 đồng. Những khoản chi tiêu này nếu giảm bớt một nữa thì sẽ giải quyết được chi phí gia tăng khác.

“Tuy nhiên, đây là những khoản chi theo thói quen, cho nên rất khó bỏ. Muốn giảm bớt cũng cần có một kế hạch cụ thể. Tốt nhất vào những thời gian rảnh, không nên la cà quán xá, dành thời gian đó vào việc nghiên cứu những vấn đề mình quan tâm”, anh cho biết.

Hiến kế’ sống sót qua bão giá - Tin180.com (Ảnh 3)

Một gia đình nuôi gà trên đường Cao Thắng (quận 10, TP HCM). Ảnh: Tá Lâm.

Còn anh Nam (quận 10, TP HCM) chọn cách nuôi gà để tăng thêm thu nhập. Một buổi sáng, anh lò mò ra tận chợ Vườn Chuối mua hai con gà về nuôi. Bây giờ, trước cửa nhà anh, hai con gà cứ tung tăng chạy kiếm ăn.

“Một tháng sau, đôi gà này sẽ đẻ ra một đàn gà khác. Ít nhất cuối tháng sẽ có trứng gà để chiên. Như thế là có thịt, có trứng để ăn rồi. Nếu xoay vòng tốt, bữa ăn cũng đủ chất, bớt được một số tiền khá lớn khi đi chợ”, anh Nam chia sẻ.

Giá cả tăng vọt, vấn đề “hiến kế” để tồn tại cũng đã được nhiều bạn trẻ đưa ra tìm cách sống chung với bão giá. Nhiều bạn cho rằng, tiết giảm chi tiêu không cần thiết, bớt la cà với bạn bè sau giờ làm việc… là những kế sách hữu hiệu nhất.

“Bỏ uống cà phê 2 buổi sáng và trưa, tính ra mỗi ngày tiếp kiệm được 12.000 đồng. Ăn sáng chỉ trong tầm 10.000 đồng thay vì 15.000 đồng như trước kia, mỗi tháng chỉ tốn 300.000 đồng, tiết kiệm được 150.000 đến 200.000 đồng. Bớt đi chơi tiếp kiệm được ít tiền xăng xe. Số tiền dư ra mình sẽ bỏ heo”, Thuận Hải (Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV TP HCM) chia sẻ.

“Thay vì ăn sáng bằng phở, hủ tiếu… thì giờ mình thay bằng một bịch sữa đậu nành, giá chỉ có 4.000 đồng. Lúc trước rất ghét cá, giờ ngược lại vì cá rẻ hơn thịt nhiều. Trước đây, mua 11.500 đồng/kg gạo thì giờ mua gạo loại rẻ giá chỉ 8.000 đồng/kg”, Trần Thủy (quận 3, TP HCM) nói.

Tá Lâm
(theo ngoisao)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.