ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đừng vội ứng cứu khi con bị bắt nạt!
Wednesday, May 25, 2011 14:29
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cuộc sống bận rộn, cha mẹ không thể lúc nào cũng ’kè kè’ bên cạnh bảo vệ con. Chính vì vậy, kỹ năng tự bảo vệ cần được hình thành và rèn cho trẻ ngay từ nhỏ.

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên giáo dục cho con tính tự lập, tự tin và hòa đồng. Cũng không nên chờ con bị bạn bè đồng trang lứa bắt nạt mới trang bị kỹ năng cần thiết cho bé.

1. Nói chuyện với con ngay từ bây giờ

Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, ngại chia sẻ hoặc trò chuyện với cha mẹ hay thầy cô về việc chúng bị bắt nạt ở trường. Vì vậy, bạn hãy thẳng thắn trò chuyện với con về hành vi bắt nạt trước khi con có thể là nạn nhân. Nói với con rằng bạn luôn sẵn sàng và nhận thấy đó là vẫn đề ngày càng gia tăng trong trường học. Khi trò chuyện với con, cha mẹ cần bình tĩnh hỏi han và lắng nghe bé trình bày. Tránh phê phán hoặc chê con `ngu dốt’ vì bị bắt nạt.

2. Đừng vội ứng cứu

Khi thấy con bị bắt nạt, rất nhiều bậc phụ huynh có tâm lý xót con và sẵn sàng ra tay `ứng cứu’ ngay. Luôn giải cứu có thể tạo ra tiền đề xấu khiến con bạn yếu đuối hơn. Hãy dạy con biết tự bảo vệ bản thân nhưng tránh dạy con cách trả thù, tận tay trừng phạt bạn chơi.

Đừng vội ứng cứu khi con bị bắt nạt! - Tin180.com (Ảnh 1)

Hãy thẳng thắn trò chuyện với con về hành vi bắt nạt trước khi con có thể là nạn nhân. (Ảnh minh họa).

3. Tìm một người bạn đồng hành cho con

Một người bạn thân cùng lứa tuổi sẽ là người giúp bé sẻ chia niềm vui, nỗi buồn khi trẻ gặp chuyện khó nói với cha mẹ. Đôi khi, để 2 đứa trẻ bàn bạc, tìm cách giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả hơn việc cha mẹ can thiệp vào.

4. Xác định nguyên nhân trẻ bị bắt nạt

Tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị bắt nạt giúp cha mẹ có kế hoạch bảo vệ con và đưa ra cách ứng phó kịp thời. Điều này còn giúp bé tự tin khi đối mặt với những khó khăn sau này. Đồng thời, Khi trẻ hiểu chuyện gì đang xảy ra và tại sao lại như vậy, trẻ thường dễ thử nghiệm các cách thức mới để xử lý tình huống hơn.

5. Dạy con thông thái

Hãy nhắc nhở con không chơi hoặc đi một mình ở những chỗ đã từng bị bắt nạt hay những nơi không an toàn. Đừng mang theo những đồ vật `hấp dẫn’ kẻ bắt nạt và không có những hành động, cử chỉ hay lời nói khiêu khích kẻ bắt nạt.

Ngoài ra, giúp trẻ phát triển lòng tự tin, khả năng xử lý các tình huống khó khăn như là một giải pháp lâu dài và bền vững để con bạn `làm vũ khí’ chống lại những tên chuyên ăn hiếp người khác.

(theo eva)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.