ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Teens và hội chứng “sợ về nhà”
Wednesday, May 25, 2011 15:34
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Lí do? Có rất nhiều lí do

“Tớ sợ về nhà lắm! Thực sự không muốn chút nào cả!”- Lời tâm sự của Chi nhận được nhiều sự hưởng ứng của đám bạn xung quanh.

Là sinh viên năm thứ nhất của Đại học H.N, có nhà cửa đàng hoàng tại đây nhưng từ hơn 4 tháng nay,Chiđã chuyển về sống cùng cô bạn thân nhà ở gần trường. Lấy lí do với bố mẹ vì nhà xa (nhà Chi cách trường 10km) và trường luôn có nhiều hoạt động nên hay về muộn nhưng thực chất cô nàng tâm sự:“Chẳng hiểu đây có phải là bệnh không nữa, tớ hoàn toàn chẳng có cảm giác về nhà là vui vẻ và yên bình gì. Mỗi khi về nhà tớ lại như 1 con người khác, thay đổi 180 độ so với con người thật ngoài đời của tớ!”.

Teens và hội chứng ’sợ về nhà’ - Tin180.com (Ảnh 1)

Như Linh, cô bạn khác trong đám bạn của Chi nói:“Tớ là con cả, ở dưới còn 2 đứa em đang học cấp 2.”. Theo lời Linh, mọi việc nhà đều vào tay cô bạn cả, đi học hết buổi ở trường, mệt mỏi rã rời trở về nhưng cô bạn vẫn phải làm rất nhiều việc nhà. 2 đứa em thì ham chơi chẳng chịu mó tay vào còn bố mẹ thì bận rộn, về nhà không thấy nhà cửa sạch sẽ là làm ầm lên. Dần dần,Linh sinh thói hay cáu gắt, luôn mang bộ mặt “nặng như chì” ở nhà. Ngược lại khi đến lớp cô bạn lại là người sôi nổi, vui vẻ và hết sức hoà đồng.

Còn câu chuyện của Thảo - sinh viên trường B.K thì lại hoàn toàn khác. Bố mẹ Thảo vốn sống li thân đã lâu,Thảo sống với mẹ. Những lúc ở trường thì không sao, về nhà, 2 mẹ con đụng mặt nhau, nói 10 câu thì có đến 9 câu cãi vã. Không khí trong nhà lúc nào cũng u ám và mệt mỏi.Thảo nói:“Biết là mẹ buồn vì bố rất nhiều nhưng không phải vì thế mà kéo tớ vào những cơn cáu giận của mẹ.”Dù công việc học tập đã nhiều bận rộn,Thảo vẫn đăng kí thêm 2-3 lớp học thêm khác nhau để rút ngắn thời gian phải ở nhà.

Với những teens học cuối cấp, hội chứng này lại càng lây lan mạnh mẽ.

Teens và hội chứng ’sợ về nhà’ - Tin180.com (Ảnh 2)

Thành (lớp 12V.Đ) tâm sự:“Chẳng còn mấy lúc nữa mà chia tay. 2 đứa bạn thân của tớ lại đi du học cả nên thời gian này chỉ muốn tận dụng nốt để được ở bên nhau thôi!”. Cứ sau mỗi buổi học,Thành cùng 2 “chiến hữu” lại rong ruổi, la cà khắp các con đường, quán xá bất chấp những cuộc điện thoại dồn dập, đầy lo lắng của bố mẹ.

Còn Hà Thu (lớp 12Q.T), lí do để cô bạn không hề muốn về nhà là những áp lực từ lời nói của bố mẹ. Kì thi đang đến rất gần, bài vở trên lớp đã nhiều, về nhà, cô bạn lại phải “chiến đấu” với những buổi nói chuyện lúc ăn cơm của bố mẹ. Từ dặn dò đến doạ nạt rồi cả những câu than thở, Hà Thu cảm thấy như muốn nghẹt thở trong bữa cơm gia đình.“Bố mẹ không hiểu tớ à? Sao cứ luôn tạo gánh nặng và áp lực như thế, có ngày tớ sẽ phát điên lên mất!”-Hà Thu bức xúc. Kết quả là cô bạn chọn cách ở lì ở thư viện trường từ trưa đến tối muộn, ăn cơm cũng chỉ cắm cúi ăn thật nhanh rồi chạy lên phòng đóng kín cửa.

Mở một cuộc điều tra nhỏ trên 50 teens được hỏi về việc không muốn về nhà, chúng tớ thu được kết quả, hơn 80% số lí do mà teens đưa ra là những ức chế từ gia đình, bao gồm việc bố mẹ không hiểu mình, bố mẹ tạo áp lực, việc nhà quá nhiều,v..v

Vì sao nên nỗi ?

Teens và hội chứng ’sợ về nhà’ - Tin180.com (Ảnh 3)

Lứa tuổi teens là lứa tuổi có nhiều tâm tư tình cảm cần chia sẻ và cảm thông. Thế nhưng, trong điều kiện xã hội hiện nay, nhiều gia đình quá bận rộn công việc nên không còn thời gian cho những buổi chuyện trò, tâm sự giữa các thành viên. Teens càng ngày càng xa cách với bố mẹ và từ đó sinh ra cảm giác bí bách, bức bối khi về nhà. Lại có nhiều gia đình, bố mẹ cãi cọ, xung đột, là con cái, khi đứng giữa cuộc chiến của 2 người sinh thành ra mình, phần lớn teens cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi. Khi ở bên những người bạn của mình, teens cảm thấy có người để chia sẻ, cười đùa và giải toả những áp lực, chính vì thế teens dần dần không muốn về nhà nữa.

Chỉ có 1 giải pháp

Ngồi lại, thẳng thắn nói chuyện với nhau là giải pháp đúng đắn nhất để hiểu về nhau. Với teens, nhu cầu được nói được chia sẻ với các thành viên trong gia đình là nhu cầu thiết thực nhất. Cho đi những ý kiến, nói lên những bức xúc của mình sẽ khiến teens được giải toả tâm tư rất nhiều.

Như Linh, sau cuộc nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ và đề xuất phân công công việc rõ ràng được bố mẹ đồng ý thì cô bạn đã thấy vui vẻ, phấn chấn hơn rất nhiều. Còn Thành, sau khi cuộc nói chuyện với bố mẹ, cứ cuối tuần, mẹ cậu lại mời 2 “chiến hữu” thân thiết của cậu về nhà mởtiệcăn uống cùng nhau. Vừa tạo thêm không khí đầm ấm, thân thiết, vừa khiến Thành tự hào vì nhận được những lời khen nức nở của 2 người bạn về sự tâm lí của mẹ, cậu bạn đã không còn sợ về nhà nữa và càng thêm trân trọng gia đình mình.

Nguồn : kenh14.vn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.