ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cãi cọ vì một lời chê
Tuesday, July 5, 2011 15:25
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhiều xung đột vợ chồng nảy sinh từ một câu chê. Người bị chê thấy ức chế, trong khi người chê cho rằng mình nói đúng.

Cãi cọ vì một lời chê - Tin180.com (Ảnh 1)
Thấy chồng bỏ dở bát miến gà, An giục: “Anh cố ăn hết đi, không tẹo đến cơ quan lại than đói”. Chồng An chê: “Đang đói đây nhưng miến nấu dở ẹc, ai nuốt cho nổi”.
Bực mình vì phải dậy sớm nấu nướng, lại bị chồng “ỏng eo” chê, An to tiếng: “Nấu dở thế thôi. Anh có giỏi thì mai dậy mà nấu. Hầu đến tận miệng mà còn lèm bèm”.
Chồng An vùng vằng đứng dậy, suýt làm đổ tung bát miến: “Cô bảo thủ vừa thôi, chồng góp ý không tiếp thu còn giỏi cãi lão”. Thế là mâu thuẫn giữa vợ chồng An bùng nổ khiến bữa sáng mất vui. Đến khi mẹ chồng gàn: “Thôi, thôi hết cả đi” thì hai vợ chồng mới tạm thời yên lặng.
Chồng An lẳng lặng thay quần áo đi làm, trong khi An rửa bát vẫn chưa ngừng cằn nhằn chồng. Hai vợ chồng An tiếp tục “mặt nặng mày nhẹ” suốt mấy ngày liền.
Cũng xung đột với chồng vì một lời chê nhưng Xuyến (Thanh Trì, Hà Nội) ở vào hoàn cảnh hơi khác. Xuyến không tức vì bị chồng chê mà ngược lại, cô chê chồng khiến anh xã ức chế.
Một lần, hai vợ chồng hẹn 10h30 cùng đi ăn cưới một người bạn học. Đúng giờ, Xuyến đã váy áo, trang điểm chỉnh tề, trong khi chồng vẫn quần đùi, cởi trần, loanh quanh đi vệ sinh rồi chậm chạp tìm quần áo. 15 phút trôi qua, thấy chồng vẫn chưa sẵn sàng xuất phát, Xuyến bực tức than thở: “Anh lúc nào cũng thế, lôi thôi, chậm chạp, tác phong lề mề. Đàn ông thì phải nhanh nhẹn, giờ nào việc ấy chứ”.
Chồng Xuyến trong nhà, nghe vợ làu bàu cũng tức nên đáp lại: “Cô đừng lắm chuyện, định kiếm cớ gây sự à?”. Xuyến bực, càng nhiếc chồng hăng hơn. Kết quả, Xuyến suýt bị chồng cho “ăn đấm”, may có cậu em chồng can ngăn.

Góp ý sao cho “đẹp”

Nhiều xung đột vợ chồng nảy sinh từ một câu chê. Người bị chê thấy ức chế, trong khi người chê cho rằng mình nói đúng sự thật, đã không chịu tiếp thu còn cãi. Hai bên không ai chịu nhường ai nên một lời dẫn tới 5-7 lời, kết quả là cãi cọ, mâu thuẫn, giận dỗi…

Để tránh cãi vã, người chê bai nên chuyển sang vai trò góp ý. Vẫn một lời ấy, ý ấy nhưng nếu nhẹ nhàng: “Hôm nay em nấu không ngon bằng mọi khi nhỉ?” hay “Anh lâu thế, khéo cỗ cưới tàn mất” và chỉ dừng lại ở một câu đó thôi thì người nghe cũng không đến nỗi ức chế phải “bật” lại. Đằng này, khi không vừa lòng với vợ ở điểm nào, người chồng hay buông lời khó nghe, chứ không được tế nhị và tâm lý. Nếu vợ dỗi: “Anh giỏi mai đi mà nấu” mà được chồng vỗ về: “Là anh thấy hôm nay chưa chuẩn lắm thôi, chứ anh làm sao xa đồ ăn vợ anh nấu được” thì người vợ cũng biết ý mà nâng cao tay nghề mà vẫn mát lòng mát dạ.

Tương tự, khi góp ý với chồng, hầu hết người vợ đều mắc phải sai lầm “dây cà ra dây muống”. Chồng có một lỗi thì ca cẩm thành nhiều lỗi, chuyện nọ ra chuyện kia. Nói một câu chưa đủ, nhiều người vợ còn nói đến “đinh tai, nhức óc” cho đến khi chồng phải sửng cồ mới thôi.
Điểm dễ thành xung đột ở đây là nhiều anh chồng khi được vợ góp ý không nhanh nhảu nhận lỗi: “Ờ nhỉ, anh sai rồi. Anh xin lỗi” mà thích phản ứng bằng sự im lặng hoặc bơ đi lời của vợ, hay chuyển thành bảo thủ: “Ờ, cô tài, cô giỏi. Tôi chỉ thế thôi”. Chính những câu nói này châm ngòi cho cuộc cãi cọ sau đó.
Do đó, người chê nên chọn từ ngữ và tiết kiệm lời một chút. Trong khi ấy, người bị chê cũng nên khách quan tiếp thu, nhận lỗi nếu mình có lỗi hoặc đẩy cuộc phân định đúng – sai sang lúc khác.

Ngọc Bình
(Theo Mẹ&Bé)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.