Từ khi còn tuổi mẫu giáo, trẻ em bắt đầu được dạy dỗ và rèn luyện để hiểu các quy tắc và kỷ luật, trong đó có thói quen thức dậy vào buổi sáng để đi học.
Efriyani Djuwita, tiến sĩ Tâm lý từ Đại học Tổng hợp Indonesia giải thích: trẻ em ở độ 6- 7 tuổi có khả năng thích nghi, bao gồm cả kỹ năng xã hội cũng tiếp tục phát triển. Nói vậy không có nghĩa trẻ dưới tuổi đó không thể thích nghi. “Trẻ ở tuổi mẫu giáo cũng đã có thể rèn luyện để thích nghi, trong đó có cả việc thức dậy để đi học vào buổi sáng”, bà nói.
Bí quyết để giúp trẻ khắc phục chứng dậy muộn?
Cha mẹ cần lập kế hoạch về thời gian tốt đối với trẻ em. Dự tính thời gian thức dậy vào buổi sáng đủ để trẻ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, và ăn sáng. Bạn cũng nên cân nhắc yếu tố thời gian để đưa trẻ đến trường.
Thông thường, ngay sau khi thức dậy, trẻ sẽ không sẵn sàng đi rửa mặt đánh răng, mà còn nằm trên giường một lúc, sau đó mới vận động. Do đó để giúp trẻ dễ thức dậy vào buổi sáng, hãy sử dụng các âm thanh dễ thương vừa phải như tiếng chuông đồng hồ vừa đủ âm thanh đánh động nhưng dễ chịu, không quá lớn, không quá gay gắt nhưng đủ để giúp trẻ tỉnh táo phần nào.
Để thói quen thức dậy được thực hiện thường xuyên và cố định, chìa khóa chính là giao tiếp. Về mặt tư duy, trẻ có thể hiểu được giải thích của bố mẹ về lý do vì sao phải thức dậy đúng giờ.
Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng trường học quy định thời gian vào lớp và con phải thực hiện đúng quy định đó của nhà trường để không ảnh hưởng đến người khác như bạn bè, cô giáo của trẻ. Hãy giải thích về quy tắc và kết quả của việc trẻ dậy sớm tích cực như thế nào đối với trẻ. Như vậy, trẻ hiểu được hoạt động của trẻ và dễ dàng thức dậy mà không phải bắt ép.
Theo VTC