Mr Cậu ấm
Monday, November 14, 2011 13:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nhiều bà mẹ cảm thấy thật… khoan khoái khi cậu con trai nhỏ không chỉ thân thiết, gắn bó với mẹ mà còn cực kỳ nể trọng mẹ: chuyện gì cũng nhất nhất đợi ý kiến, chờ mẹ “phê duyệt”. Nhưng bạn biết không, niềm khoan khoái ấy có thể là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng con trai thành một “cậu ấm” bất hạnh.
Chồng cậu ấm, vợ… ấm ức
Bạn thử hình dung chuyện gì của vợ chồng bạn cũng được anh xã yêu quý “bẩm báo” hết với mẹ và trước khi quyết định điều gì, anh ấy cũng bảo “để hỏi mẹ đã”. Chưa kể hơi một tí, ảnh lại chạy về nhà mẹ, và dù có ở cách xa cả ngày đường thì mẹ vẫn sắm vai “mama tổng quản” để điều hành mọi việc. Bạn có thích không, hay sẽ stress nặng?
Chúng ta vẫn hay nhầm tưởng chỉ những bà mẹ nuôi con một mình mới đào tạo nên các cậu ấm, sản xuất ra những “cái đuôi của mẹ”. Sự thật, bản năng làm mẹ khiến người phụ nữ nào cũng đắm đuối vì con. Ngay cả trong các gia đình có bố thì người mẹ vẫn cận kề với con cái nhiều hơn, vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc dạy dỗ con. Làm thế nào để dù vắng bóng “đàn ông lớn” (người chỉ bằng một hành động thôi cũng có thể dạy con trai cư xử thế nào cho “ra dáng đàn ông” trong các tình huống cụ thể) mà bạn vẫn đào tạo được “đàn ông bé” của mình ngon lành? Đâu là những sai lầm nên tránh?
7 điều cần nhớ khi đào tạo “đàn ông bé”
Bạn thử hình dung chuyện gì của vợ chồng bạn cũng được anh xã yêu quý “bẩm báo” hết với mẹ và trước khi quyết định điều gì, anh ấy cũng bảo “để hỏi mẹ đã”. Chưa kể hơi một tí, ảnh lại chạy về nhà mẹ, và dù có ở cách xa cả ngày đường thì mẹ vẫn sắm vai “mama tổng quản” để điều hành mọi việc. Bạn có thích không, hay sẽ stress nặng?
Chúng ta vẫn hay nhầm tưởng chỉ những bà mẹ nuôi con một mình mới đào tạo nên các cậu ấm, sản xuất ra những “cái đuôi của mẹ”. Sự thật, bản năng làm mẹ khiến người phụ nữ nào cũng đắm đuối vì con. Ngay cả trong các gia đình có bố thì người mẹ vẫn cận kề với con cái nhiều hơn, vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc dạy dỗ con. Làm thế nào để dù vắng bóng “đàn ông lớn” (người chỉ bằng một hành động thôi cũng có thể dạy con trai cư xử thế nào cho “ra dáng đàn ông” trong các tình huống cụ thể) mà bạn vẫn đào tạo được “đàn ông bé” của mình ngon lành? Đâu là những sai lầm nên tránh?
7 điều cần nhớ khi đào tạo “đàn ông bé”
1. Dạy con tự lập và không làm thay mọi chuyện. Sáng sáng, bạn đều buộc dây giày, cài khuy áo, đeo khăn quàng và cả chải đầu cho con nữa. Bởi vì bạn làm những việc ấy nhanh hơn, gọn hơn, dễ dàng hơn rất nhiều so với con trai. Đừng như thế! Cứ để con tự làm, dù con sẽ phải xoay xở lâu hơn, vụng về hơn. Bằng không, con sẽ mãi mãi lâu la, vụng về. Và nguy hiểm hơn, con sẽ quen với việc luôn được người khác phục vụ, đâm ra ỷ lại, lười biếng và không có những kỹ năng sống cơ bản nhất. Sau này, nếu vợ có hét lên: “Anh lớn rồi, anh phải tự làm đi chứ!” thì con sẽ rất lúng túng vì lâu nay đâu phải đụng đến những việc này.
2. Đừng vội lên kế hoạch “báo hiếu” cho con trai. Những ám thị kiểu như: “Con là đứa con trai hiếu thảo, mẹ tin con không bao giờ bỏ mẹ”, “Mẹ rất yêu con, mẹ đã dành tất cả thời gian và sức lực cho con. Khi lớn lên, con lại quan tâm
chăm sóc cho mẹ”, “Ngay cả khi con có vợ, mẹ biết rằng con không bao giờ quên mẹ”… sẽ không đem lại kết cục tốt đẹp như các bà mẹ vẫn nghĩ. Cậu bé rất có thể vì thế mà không lấy vợ, hoặc lấy vợ muộn và luôn bị ám ảnh rằng mình… mắc nợ mẹ.
3. Bồi đắp lòng tự tin ngay từ nhỏ. Hãy luôn động viên rằng con nhất định sẽ vượt qua, rồi con sẽ làm được, con khéo léo lắm (dù đó chỉ là những việc rất nhỏ như lấy quả bóng kẹt dưới gầm giường, hoàn tất một bài thủ công, đính một chiếc khuy hay gấp gọn ghẽ đống chăn màn).
4. Thường xuyên hỏi ý kiến con về các vấn đề khác nhau: Tại sao con nghĩ như thế, con thử lập luận, đưa ra dẫn chứng cho mẹ nghe nào… Muốn con trai lắng nghe những gì mẹ nói nhưng vẫn mạnh dạn bày tỏ ý kiến, bạn hãy nói với con rằng quan điểm của con có thể không trùng với mẹ và điều đó hết sức bình thường. Mỗi người đều có suy nghĩ riêng, nhưng mọi chuyện đều có thể thương lượng với nhau.
5. Hãy mở rộng các đề tài tranh luận. Đừng loanh quanh mãi với mấy chuyện đàn bà con gái (kiểu như: hôm nay nấu món gì, cái váy này có hợp với mẹ không, chọn loại giấy dán tường màu nào nhỉ…) mà nên mở rộng sang các chủ đề nam tính hơn như: xe cộ, máy móc, bóng đá, trò chơi điện tử, thậm chí là chiến tranh và các cuộc ẩu đả nữa. Nếu bạn chẳng mấy am hiểu về các lĩnh vực này thì hãy hỏi con trai rồi lắng nghe và ghi nhớ, hoặc bạn tìm thông tin trong sách báo, trên mạng để có thể “đàm đạo” với con.
6. Cùng con xem những bộ phim, cuốn sách mà ở đó có các nhân vật cư xử rất đáng mặt đàn ông rồi cùng thảo luận, giúp con rút ra kết luận.
7. Kiểm soát con một cách kín đáo. Thay vì buộc con phải tường trình mọi chuyện xảy ra hàng ngày, bạn hãy chuyển sang “tám chuyện”. Như vậy bạn vẫn nắm được các động thái của con mà không tạo ra “tục lệ” điều gì con trai cũng bẩm báo, chờ mẹ phê chuẩn, khiến con đâm ra thụ động.
2. Đừng vội lên kế hoạch “báo hiếu” cho con trai. Những ám thị kiểu như: “Con là đứa con trai hiếu thảo, mẹ tin con không bao giờ bỏ mẹ”, “Mẹ rất yêu con, mẹ đã dành tất cả thời gian và sức lực cho con. Khi lớn lên, con lại quan tâm
chăm sóc cho mẹ”, “Ngay cả khi con có vợ, mẹ biết rằng con không bao giờ quên mẹ”… sẽ không đem lại kết cục tốt đẹp như các bà mẹ vẫn nghĩ. Cậu bé rất có thể vì thế mà không lấy vợ, hoặc lấy vợ muộn và luôn bị ám ảnh rằng mình… mắc nợ mẹ.
3. Bồi đắp lòng tự tin ngay từ nhỏ. Hãy luôn động viên rằng con nhất định sẽ vượt qua, rồi con sẽ làm được, con khéo léo lắm (dù đó chỉ là những việc rất nhỏ như lấy quả bóng kẹt dưới gầm giường, hoàn tất một bài thủ công, đính một chiếc khuy hay gấp gọn ghẽ đống chăn màn).
4. Thường xuyên hỏi ý kiến con về các vấn đề khác nhau: Tại sao con nghĩ như thế, con thử lập luận, đưa ra dẫn chứng cho mẹ nghe nào… Muốn con trai lắng nghe những gì mẹ nói nhưng vẫn mạnh dạn bày tỏ ý kiến, bạn hãy nói với con rằng quan điểm của con có thể không trùng với mẹ và điều đó hết sức bình thường. Mỗi người đều có suy nghĩ riêng, nhưng mọi chuyện đều có thể thương lượng với nhau.
5. Hãy mở rộng các đề tài tranh luận. Đừng loanh quanh mãi với mấy chuyện đàn bà con gái (kiểu như: hôm nay nấu món gì, cái váy này có hợp với mẹ không, chọn loại giấy dán tường màu nào nhỉ…) mà nên mở rộng sang các chủ đề nam tính hơn như: xe cộ, máy móc, bóng đá, trò chơi điện tử, thậm chí là chiến tranh và các cuộc ẩu đả nữa. Nếu bạn chẳng mấy am hiểu về các lĩnh vực này thì hãy hỏi con trai rồi lắng nghe và ghi nhớ, hoặc bạn tìm thông tin trong sách báo, trên mạng để có thể “đàm đạo” với con.
6. Cùng con xem những bộ phim, cuốn sách mà ở đó có các nhân vật cư xử rất đáng mặt đàn ông rồi cùng thảo luận, giúp con rút ra kết luận.
7. Kiểm soát con một cách kín đáo. Thay vì buộc con phải tường trình mọi chuyện xảy ra hàng ngày, bạn hãy chuyển sang “tám chuyện”. Như vậy bạn vẫn nắm được các động thái của con mà không tạo ra “tục lệ” điều gì con trai cũng bẩm báo, chờ mẹ phê chuẩn, khiến con đâm ra thụ động.
1. Dạy con tự lập và không làm thay mọi chuyện 2. Đừng vội lên kế hoạch “báo hiếu” cho con trai 3. Bồi đắp lòng tự tin ngay từ nhỏ 4. Thường xuyên hỏi ý kiến con về các vấn đề khác nhau 5. Hãy mở rộng vấn đề tranh luận 6. Cùng con xem những bộ phim, cuốn sách 7. Kiểm soát con một cách kín đáo |
(theo dep)