ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Anh chị em trong gia đình: Xung đột còn hơn không
Friday, December 30, 2011 14:21
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Các anh chị em trong gia đình thường xảy ra những mâu thuẫn, xung đột. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên, xung đột còn tốt hơn “trời yên bể lặng”.


Tiến sĩ Laurie Kramenr, Phó hiệu trưởng trường Đại học IIIinois ở Urbana-Champaign đã nghiên cứu về sự xung đột giữa các anh chị em trong gia đình và có những phát hiện thú vị.

Các gia đình tham gia chương trình của Tiến sĩ Kramer đều là những gia đình có học thức và cuộc sống sung túc. Nhiều bậc phụ huynh là nhữn người có quyền lực tại IIIinois, con cái họ hiện tại dang học các trường tiểu học tực thục tốt nhất tại Urbana. Những bậc cha mẹ này sẵn sàng làm tất cả để mang lại cho các con một môi trường tích cực. Nhưng có một khía cạch tự nhiên trong môi trường đó mà họ không thể kiểm soát được, một thứ hủy hoại hết thảy những thư khác – đó là việc các trẻ là anh chị em ruột cư xử với nhau như thế nào.

Các kết quả quan sát đã xác định những anh chị em từ ba đến bảy tuổi trung bình cứ 3.5 giờ thì xung đột một lần. Một vài cuộc xung đột nhanh, có những cuộc lại kéo dài, nhưng trung bình cứ một giờ cãi cọ thì có thêm 10 phút trẻ đánh nhau. Theo tiến sĩ Hildy Ross, Đại học Waterloo, cứ tám mâu thuẫn thì có một mâu thuẫn trẻ em sẽ dàn hòa hoặc thỏa thuận được với nhau – với bảy cuộc kia, ít khi chúng rút lui trừ phi đứa lơn hơn đe dọa và trấn áp đứa nhỏ.

Anh chị em trong gia đình: Xung đột còn hơn không - Tin180.com (Ảnh 1)


Nhà nghiên cứu người Scotland, Stephanie Punch tìm ra các kết quả tương đồng khi phỏng vấn 90 trẻ em. Bà xác định rừng, trẻ em không có chút động cơ nào thúc đầy nó phải cư xử tốt với anh chị em rượt, so với các bạn nó, vì anh chị em ruột ngày mai vẫn sẽ ở gần mình, cho dù có chuyện gì xảy ra. Bà kết luận, “Tình cảm anh chị em ruột thì là một mối quan hệ mà các tương tác xã học có thể được đẩy lên giới hạn cao nhất trong khuôn khổ của nó. Tức tối, cáu giận không cần phải kiềm chế, trong khi lịch sự và khoan dung có thể bị bỏ qua.”

Vậy có phải trẻ thoát khỏi những điều đó khi lớn hơn, thông qua thực hành hàng ngàn tương tác? Không hẳn, Kramer cho biết. Quay trở lại năm 1990, bà và giáo viên hướng dẫn, Tiến sĩ John Gottman, tuyển vào chương trình nghiên cứu 30 gia đình chuẩn vừa chào đón đứa con thứ hai, khi đứa đầu đang ở tuổi lên ba hoặc bốn.

Trong nhiều tháng, cứ hai lần một tuần, Tiến sĩ Kramer đến nhà họ để quan sát anh chị em ruột chơi với nhau cho tới khi đứa em được sáu tháng tuổi. Bà quay lại lần nữa khi trẻ được 14 tháng và sau đó là lên bốn tuổi. Mỗi lần như vậy, Tiến sĩ đánh giá quan hệ anh chị em của trẻ, qua việc đánh dấu bao nhiều lần trẻ cư xử tốt hay không với nhau.

Chín năm sau, Kramer quay lại đánh giá các gia đình này. Khi đó, đứa lớn đã chuẩn bị vào đại học. Bà lại tiếp tục ghi hình bọn trẻ với nhau. Để đảm bảo trẻ không bỏ quên người chơi cùng, Tiến sĩ giao cho các cặp anh chị em ruột vài nhiệm vụ – chẳng hạn giải đố cùng nhau, đưa ra chương trình vui chơi cho cả nhà nếu có 10.000 USD cho ngày cuối tuần.

Kramer thấy rằng chất lượng của mối quan hệ ruột thịt này ổn định một cách đáng chú ý trong thời gian dài. Trừ phi có một sự kiện lớn nào đó trong cuộc đời của một thành viên trong gia đình – ốm nặng, ai đó chết, cha mẹ li hôn – tính chất của mối quan hệ không thể thay đổi cho tới khi đứa con lớn chuyển đi. Trong hầu hết các trường hợp, giọng điệu được hình thành từ khi trẻ còn rất nhỏ, dù là toát lên vẻ trịch thượng hay ngọt ngào, hay ân cần thì đều có xu hướng giữ nguyên như vậy.

Kramer thường nghe nói: “Dù đánh nhau với các anh chị và chị tôi suốt ngày, chúng tôi vẫn cứ gắn bó khăng khít.” Bà không hề phản đối. Thay vào đó, bà chỉ ra rằng, trong rất nhiều mối quan hệ anh chị em ruột, tỉ lệ có xung đột đúng là cao, nhưng thời gian chơi cùng vui vẻ ở sân sau ngôi nhà, hay dưới tầng hầm dư sức cân bằng những xung đột đó. Điểm tích cực này dự đoán một mối quan hệ tốt đẹp hơn trong tương lai.

Ngược lại, những anh chị em ruột nào thường ít chú ý đến nhau thì ít đánh nhau, nhưng mối quan hệ của chúng thường lạnh lung và xa cách trong thời gian dài.

Tổng hợp (Cú sốc dưỡng dục)

(theo dep)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.